Thứ Hai, 31 tháng 12, 2007

One Day-Grace Paley

Một ngày - Grace Paley

Một ngày
một trong chúng ta
sẽ trở thành mất mát
với người khác

điều này được
nói tới song
nhẹ nhàng - - gạt đi - - xấu hổ - - việc
đối mặt với
ham muốn
sống sót

mẹ tôi đã nói - - lũ
trẻ đang lớn - - cả hai
chúng ta đều quá ốm - - hãy để
chúng ta chết cùng nhau - - bố tôi
đáp lại - - không - - không - - em
sẽ mạnh khoẻ - - ông nói dối

dĩ nhiên con
muốn mẹ ở lại thế giới này
liệu con có đang ở trong nó hay
không - - linh hồn mẹ
ý con gần như thế

luôn luôn có thứ gì đó để nói - - sau
cùng - - nói chuyện
không cần thở - - một
trong chúng ta sẽ trở thành
mất mát với người khác

(The New Yorker 24/12 issue)

One Day - Grace Paley

One day
one of us
will be lost
to the other

this has been
talked about but
lightly turning
away shyness this
business of con-
fronting the
preference for
survival

my mother said the
children are grown we
are both so sick let us
die together my father
replied no no you
will be well he lied

of course I
want you in the world
whether I’m in it or
not your spirit
I probably mean

there is always
something to say in
the end speaking
without breath one
of us will be lost
to the other

Cairo,N.Y-Cornelius Eady

Cairo, N.Y - Cornelius Eady

Thị trấn gần nhà chúng tôi
Không khác thường, song chín chắn.
Hiện tại, nó vẫn nằm trên
Bờ sai lệch của
Sông Hudson,

Tuy nhiên có khả năng.
Điều đã xảy ra
Ở Woodstock,
Điều đã xảy ra
Ở Red Hook,
Điều đang xảy ra
Ở Catskill,

Có thể dễ dàng
xảy ra ở đây.

Phố xá chúng ta đang buồn
Theo cách cơ thể chúng ta
Đang buồn khi chúng ta
Mơ về những cái tôi
Tuyệt đẹp của chúng ta,

Bập bềnh, ánh sáng,
Đầy đặn ánh sáng,
Cái siêu việt.

Làm sao mọi người có thể
Bỏ qua hay
Lờ tịt chúng ta,

Thậm chí với món tóc mới cắt
Xấu tệ của chúng ta,
Những bộ quần áo phô bày bụng phệ của chúng ta,
Những cái mồm nồng hơi rượu của
Chúng ta?

Một ngày
Một chiếc xe nào đó tới
Và lũ người giàu có
Những kẻ săn đuổi
Hồng ngọc hạ giá
Dần dần,

Và chúng ta ở đây,
Họ nghĩ,
Tất cả sẵn sàng để được
Cọ rửa.

(The New Yorker 7/1/2008)

Cairo, N.Y - Cornelius Eady

The town near our house
Isn’t fancy, but it is ripe.
At present, it is still on
The wrong side of
The Hudson River,

But there’s potential.
What happened
In Woodstock,
What happened
In Red Hook,
What’s happening
In Catskill,

Could easily
Happen here.

Our streets are sad
In the way our bodies
Are sad as we
Dream of our
Beautiful selves,

Floating, light,
Light-filled,
Transcendent.

How could anyone
Have missed or
Overlooked us,

Even with our
Bad haircuts,
Our paunchy clothes,
Our gin-mill
Mouths?

One day
Some car drives by
And the rich folk
Who hunt for
Cut-rate rubies
Slow down,

And here we are,
They think,
All ready to be
Scrubbed.

The Onion Poem-Fady Joudah

Bài thơ củ hành - Fady Joudah

Tại sao có những củ hành với kích cỡ những miếng nuốt trong cây thích của anh?
Trên vùng đất cây xương rồng gió ngôi nhà kiểu dwell một mắt.

Đâu là ngôi làng mang cái tên ngăn trở biển?
Xe dây xích là dành cho những huỷ phá nhà cửa trong một địa cầu lều bạt.

Mùa thu hay mùa xuân, đâu là bộ lông vũ chọn lựa của anh?
Mỗi đế chế là sự hồi sinh của thần chết.

Và Whitman, điều gì xảy ra với ông ấy nếu anh thua trong cuộc chiến tranh đó?
Một con gà trống trong tư thế xác chết cứng đờ làm loài kền kền kế thừa.

Đó là nỗi đau dễ dàng nhất?
Giống người Hittite đã che giấu vũ khí hạt nhân rất lâu mà họ có thể.

Song những bông huệ tây có quyền, những bổ sung cầu vồng?
Và bệnh dại của loài dơi là dành cho hoàng hôn thành thị.

Anh là con hổ hay kẻ tử vì đạo của việc khai quang?
Bản đồ gen nằm trên quầy thu ngân.

Và Hắc Hải màu đen.
Và Hồng Hải màu đỏ.

Và những chiếc lá giống như sóng trên bờ biển rải sỏi?
Tôi cời chúng. Khu vườn bố tôi có thể bón tro.

(The New Yorker 24/12 issue)

The Onion Poem - Fady Joudah

Why are there onions the size of swallows in your maple tree?
In the land of cactus wind the one-eyed dwell.

Where is the village whose name holds back the sea?
Caterpillars are for home demolitions in a globe of tents.

Autumn or spring, which is your plumage of choice?
Every empire is a return of the dead.

And Whitman, what would have become of him had you lost the war?
A rooster in rigor-mortis pose makes vultures descend.

Is that the easiest pain?
The Hittites veiled their nuclear weapon for as long as they could.

But lilies have rights, iris amendments?
And the bats for rabies are for the urban sunset.

Are you a tiger or a martyr to deforestation?
The genetic map is over the counter.

And the Black Sea is black.
And the Red Sea red.

And the leaves like waves on the pebble shore?
I rake them. My father’s garden can use some ash.

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2007

Thời gian-Jorge Luis Borges

THỜI GIAN
Jorge Luis Borges
Nietzsche không thích việc người ta so sánh Goeth với Schiller. Và chúng ta cũng có thể nói rằng thật vô lý việc kết hợp không gian với thời gian bằng lời nói, bởi lẽ chúng ta có thể ước lượng không gian nhưng không thể ước lượng thời gian.
Hãy giả thiết rằng chúng ta chỉ có một giác quan chứ không phải là năm. Và đó là thính giác. Khi đó sẽ không còn thế giới thị giác, nghĩa là sẽ không còn bầu trời và những vì sao. Nếu không có xúc giác, chúng ta sẽ không còn những khái niệm như trơn, ráp, xù xì, v.v... Nếu không có cả khứu giác và vị giác, chúng ta sẽ mất đi những cảm giác có được nhờ mũi và miệng. Khi đó chỉ còn lại thính giác. Và chúng ta sẽ có một thế giới không có không gian. Một thế giới của những cá thể. Những cá thể có thể giao tiếp với nhau, những cá thể, đông hàng nghìn, hàng triệu, giao tiếp với nhau bằng âm nhạc và ngôn ngữ - chẳng có gì cản trở chúng ta hình dung một thứ ngôn ngữ phức tạp như, và thậm chí phức tạp hơn, ngôn ngữ của chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có một thế giới trong đó không có gì khác ngoài âm nhạc và tri thức. Người ta có thể phản bác, rằng âm nhạc không thể thiếu nhạc cụ. Nhạc cụ cần thiết để tấu lên tiếng nhạc. Nhưng với những bản tổng phổ, chúng ta có thể tưởng tượng ra âm nhạc mà chẳng cần nhạc cụ, dù là piano, violon, sáo hay bất cứ loại nhạc cụ nào khác.
Như vậy, chúng ta sẽ có một thế giới phức tạp chẳng khác gì thế giới của chúng ta, một thế giới được tạo nên bởi tri thức cá nhân và âm nhạc. Nói như Schopenhauer, âm nhạc không phải là thứ thêm vào thế giới, tự thân nó đã là một thế giới. Dù vậy, trong thế giới đó thời gian luôn luôn hiện hữu. Bởi thời gian chính là sự kế tiếp. Nếu tôi tưởng tượng và nếu các bạn tưởng tượng, rằng mình ở trong một căn phòng tối, khi đó, thế giới thị giác sẽ biến đi - biến đi khỏi cơ thể chúng ta... Đã bao lần chúng ta mất ý thức về sự tồn tại của cơ thể mình!... Tôi xin lấy ví dụ, tôi, chẳng hạn, chỉ vào thời điểm chạm tay vào cái bàn này tôi mới ý thức được sự tồn tại của bàn tay và của chiếc bàn. Có một điều đã xảy ra, nhưng điều gì? Có lẽ là sự nhận thức? Nhưng cũng có thể đó chỉ là cảm giác hay đơn giản là một ký ức hay tưởng tượng. Dù sao thì cũng đã có điều gì đó xảy ra. Tôi chợt nhớ một câu thơ rất hay của Tennyson: Time is flowing in the middle of the night (Thời gian đang trôi giữa đêm khuya). Một ý tưởng thật nên thơ, trong lúc cả thế giới ngủ yên, dòng sông thời gian lặng lẽ - ẩn dụ ở đây là không tránh khỏi - mải miết trôi đi trên những cánh đồng, trong lòng đất, trong không gian, trôi mải miết giữa những vị tinh tú. (Hay)
Như vậy, thời gian là môt vấn đề cốt yếu. Tôi muốn nói rằng chúng ta không thể ước lượng được thời gian. Ý thức của ta dịch chuyển không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác và thời gian chính là sự nối tiếp ấy. Tôi tin chính Henri Bergson đã nói rằng thời gian là vấn đề cốt lõi của siêu hình học. Nếu vấn đề ấy được giải quyết thì tất cả sẽ được giải quyết. Với chúng ta thì chẳng có gì đáng lo ngại nếu nó được giải quyết, chúng ta sẽ chẳng bao giờ hết lo âu. Chúng ta sẽ mãi mãi có thể nói như Saint Augustin: Thời gian là gì? Nếu ai hỏi tôi như vậy, tôi biết, nhưng nếu phải giải thích nó, tôi sẽ không biết nữa. (Hay)
Tôi không biết chừng sau hai mươi hay ba mươi thế kỷ suy ngẫm, chúng ta sẽ tiến được bao nhiêu để giải quyết vấn đề thời gian. Nhưng tôi có thể nói rằng chúng ta vẫn tiếp tục bối rối như Heraclite đã bối rối: không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Tại sao người ta lại không thể tắm hai lần? Trước hết, đó là vì nước sông không ngừng chảy. Thứ hai, đó là vì chính chúng ta cũng là một dòng sông, một dòng sông đang trôi chảy. Chính ở đây vấn đề thời gian đang hiện diện. Vấn đề về sự mong manh. (Hay). Tôi nhớ đến những câu thơ thật đẹp của của Boileau:
Hãy nhanh lên, thời gian đang trốn chạy còn chúng ta thì chậm chạp.
Khoảng khắc tôi cất lời giờ đã xa xôi.
Hiện tại của tôi – hay cái từng là hiện tại của tôi – đã thuộc về quá khứ. Nhưng thời gian dù trôi đi, cũng không trôi đi hết. Chẳng hạn, tôi đã trò chuyện với các bạn hôm thứ Sáu. Chúng ta có thể nói rằng hôm nay chúng ta đã khác rồi, bởi có biết bao nhiêu điều đã xảy ra với chúng ta trong tuần lễ ấy. Thế nhưng, chúng ta lại vẫn là mình. Tôi biết rằng chính ở nơi đây tôi đã nói chuyện, đã suy ngẫm cùng các bạn về chuyện này chuyện khác, và chính các bạn cũng nhớ rõ ràng ở đây, tuần trước, các bạn đã trò chuyện với tôi. Như thế, một ký ức về thời gian còn lại trong trí nhớ, và là trong trí nhớ cá nhân. Chúng ta được tạo nên chủ yếu là nhờ trí nhớ. Còn trí nhớ thì được tạo nên chủ yếu nhờ sự lãng quên. (Hay).
Nhân nói đến thời gian, tôi muốn lấy một ví dụ có vẻ là đơn giản, ví dụ về ngịch lý Zénon. Nó vốn được áp dụng cho không gian, nhưng chúng ta sẽ áp dụng với thời gian. Hãy xem xét dạng đơn giản nhất, nghịch lý của động tử. Động tử nằm ở một đầu bàn và nó phải chuyển động đến đầu bàn kia. Muốn vậy, nó phải chuyển động đến giữa bàn, nhưng để đến giữa bàn, nó phải chuyển động đến điểm giữa của nửa bàn thứ nhất và cứ như thế, số điểm phải đến sẽ là nhiều vô cùng. Có nghĩa là Động tử sẽ chẳng bao giờ có thể tới được đầu bàn bên kia. Chúng ta cũng có thể lấy một ví dụ trong hình học. Hãy tưởng tượng một điểm. Người ta quan niệm rằng, điểm không có kích thước. Lấy một chuỗi vô số các điểm kề nhau ta có một đường, vô số các đường kề nhau tạo nên mặt. Và vô số các mặt chồng lên nhau cho ta thể tích. Nhưng tôi không biết trong chừng mực nào chúng ta có thể chấp nhận quan niệm này, bởi tôi không thấy một cách thức nào để tổng số, ngay cả tổng số vô hạn, của các điểm không có kích thước lại có thể tạo nên một đường trong không gian. Khi nói về đường, tôi không nghĩ đến một đường thẳng từ đây đến mặt trăng. Tôi nghĩ đến, chẳng hạn, một đường như mép chiếc bàn tôi đang chạm tay vào đây. Nó được tạo nên bởi vô số các điểm. (Hay)
Bây giờ hãy xem xét thời điểm hiện tại. Thời điểm hiện tại là gì? Đó là một thời điểm hàm chứa một chút quá khức và một chút tương lai. Hiện tại giống như điểm trong hình học, nó không tồn tại tự than. Nó không phải là một dữ liệu tức thì trong đầu óc con người. Chúng ta đang có hiện tại của mình, nhưng chúng ta cũng thấy nó đang đồng thời hoá thành quá khứ và thành tương lai. Có hai học thuyết về thời gian. Học thuyết thứ nhất, theo tôi, phù hợp với cách nghĩ của tất cả chúng ta, vốn coi thời gian giống như một dòng sông. Một dòng sông chảy từ khởi thuỷ, từ khởi nguồn không sao hình dung nổi để tới gặp chúng ta. Học thuyết thứ hai là của nhà siêu hình học Anh James Bradley. Ông nói rằng, ngược lại, thời gian trôi từ tương lai đến hiện tại, rằng thời điểm tương lai hoá thành quá khứ được chúng ta gọi là hiện tại. (Vãi hay, bái phục).
Chúng ta có thể lựa chọn giữa hai phép ẩn dụ. Chúng ta có thể ấn định khởi nguồn của thời gian trong quá khứ hoặc tương lai. Chẳng có gì quan trọng. Cuối cùng thì chúng ta cũng vẫn đứng trước một dòng sông thời gian. Nhưng làm sao có thể giải quyết vấn đề cội nguồn thời gian? Platon đưa ra giải pháp sau đây: thời gian có tính vĩnh cửu và sẽ sai lầm nếu cho rằng tính vĩnh cửu có trước thời gian. Bởi vì nói vĩnh cửu có trước cũng có nghĩa là nói rằng vĩnh cửu thuộc về thời gian (hay). Cũng sẽ sai lầm nếu nói, như Aristote, rằng thời gian là thước đo của chuyển động, bởi lẽ chuyển động diễn ra trong thời gian và nó không thể bị lý giải thời gian. Saint Augustin có một câu tuyệt hay: Non in tempore sed cum tempore Deus creavit caela et terram (có nghĩa là: Chúa sáng tạo ra đất trời không phải trong thời gian mà với thời gian). Những đoạn đầu tiên trong Sáng Thế Kỷ mô tả không chỉ sự sáng tạo ra thế giới, sáng tạo ra biển cả, đất đai, bóng tối và ánh sáng mà cả sự khởi đầu của thời gian. Không có thứ thời gian trước đó, thế giới bắt đầu tồn tại cùng với thời gian và từ đó tất cả diễn ra tuần tự.
Thật thú vị là trong ba thì – quá khứ, hiện tại và tương lai – theo cách chúng ta vẫn thường dùng để chia động từ, hiện tại là khó hình dung nhất, khó nắm bắt nhất. Hiện tại cũng khó nắm bắt hệt như cái gọi là điểm trong hình học. (Hay)
Ý niệm về tương lại có lẽ là một kiểu minh chứng cho ý tưởng của Platon cho rằng thời gian là hình ảnh chuyển động của một thế giới vĩnh hằng. Nếu như thời gian là hình ảnh của thế giới vĩnh hằng, lịch sử sẽ là chuyển động của linh hồn về phía tương lai. Còn tương lai, đến lượt nó, là sự trở về với thế giới vĩnh hằng. Thế thì cuộc sống của chúng ta là một cuộc hấp hối không ngừng. (Hay hay). Khi Saint Paul nói: Tôi chết từng ngày, đó không phải là một hình ảnh thống thiết. Chúng ta đều không ngừng sinh ra và chết đi. Đó là lý do vì sao chúng ta đề cập đến vấn đề thời gian nhiều hơn là các vấn đề siêu hình khác. Các vấn đề khác đều trừu tượng. Còn thời gian là vấn đề của chúng ta. Tôi là ai? Chúng ta là ai? Có lẽ đến một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Cũng có thể không. Nhưng trong khi chờ đợi, nói như Saint Augustin, linh hồn tôi bốc cháy, bởi tôi khát khao được biết./.
Ngô Tự Lập (trích dịch từ bản tiếng Pháp)

Rừng Na Uy

Mặt trăng tròn như trái cam cắm trên cột điện hoang
con mèo nhỏ mù loà của tôi đã chết
đông cứng và nặng chịch
khi tôi ném xác nó xuống dòng sông Hồng tăm tối ở cảng Vân Đồn cách đây nhiều năm
tôi không còn nhớ nổi đó là năm nào nữa

Mặt trăng tròn như trái cam cắm trên cột điện hoang.
lúc nhập nhoạng
toàn người với người
cùng xe với cộ
cùng bụi nhỏ với ánh đèn đường vàng vọt
khi đêm chưa vội
mà bóng tối đã đồng loã ùa về

ngày hôm nay
mặt trăng tròn như trái cam vàng ủng, xấu xí và bốc mùi
cột điện
đã hoang.

6/12/2006-30/12/2007

không thường

Đặt cuốn Siêu hình tình yêu trước mặt, ngẫm nghĩ 1 lúc mới đọc. Kết quả được nửa trang thì bỏ luôn xuống. Dạo này, tự cảm nhận độ down của mình tăng theo cấp số cộng thì phải, nghĩ những thứ điên rồ, có những hành động điên rồ. Nhất là vào ban đêm, những đêm khổ ải và nặng nhọc, đêm ngầy ngật lan toả chỉ đủ để đỏ điếu thuốc. Ấy vậy mà vào thời gian ban ngày, chúng ta vẫn phải đeo một thứ mặt nạ. Phải. Tớ đọc blog bạn Imagine có nhắc tới mặt nạ. Nhưng thứ mặt nạ mà tớ cảm nhận lại có chút khác biệt so với thầy bạn và bạn. Mặt nạ của tớ là những gương mặt trắng toát và không xúc cảm, dù đủ cả mắt, mũi miệng. Tớ ghê rợn những người đeo mặt nạ, tớ sợ hãi những con người hàng ngày vẫn đeo mặt thứ mặt nạ nhạt nhẽo ấy mà không biết, tớ thấy thương cho chính bản thân mình. Bởi chính tớ cũng đang đeo một thứ mặt nạ và tầm thường như bao người khác. Những người tầm thường hàng ngày đeo mặt nạ nhạt nhẽo.
Có những thứ ban ngày ám ảnh ta trong những thời điểm nhất định, khi mắt bạn, tay bạn, tai bạn chạm được vào thứ quen thuộc, cảm nhận được cái sự lạnh lòng, rung rung mà giác quan qua tiếp cập được các nơ rông tín hiệu truyền lên các bán cầu não để xử lý thông tin. Đêm. Đêm bắt đầu từ khi nào? Phải chăng là sau khi những con người hạnh phúc đã đi ngủ hết, khi mà bói cũng không ra một thứ ánh nắng tự nhiên, có khả năng kích thích cơ thể sản sinh vitamine D giúp chống trầm cảm? Không. Đêm là khi người ta cảm thấy khoảng thời gian bạn đang hít thở, khoảng không gian bọc quanh bạn như kén trở thành những thứ mà bạn gọi là ĐÊM. Tức là khi đó, bạn thật sự muốn tan vào ĐÊM, dù với người khác hoặc chính bản thân bạn, những người đeo mặt nạ tầm thường ấy, nghĩ đó là ĐIÊN. Đêm khiến những cảm nhận ám ảnh tinh thần bạn ban ngày trong từng thời điểm trở thành nỗi sợ hãi, sợ hãi vì sự hiện hữu không ngừng, không bao giờ ngừng lại, nó lặng lẽ, xâm nhập, làm máu bạn cuộn trào andrenaline, dồn gấp lên não, tạo một áp lực, áp lực vô hình khiến những nếu nhăn trở nên dị hình, dúm dó. Và tớ gọi đó là một hình ảnh siêu thực. Đêm khiến mọi giác quan của bạn trở nên vô dụng, tầm thường, hay nói cách khác, bạn cảm nhận nỗi sợ hãi của đêm theo một giác quan khác, rất khác so với những thứ tầm thường mà người bình thường đều có, tớ tạm đặt tên giác quan đó là Nỗi Nhớ.
Khi Nỗi Nhớ va chạm vào Đêm, hoàn toàn không có một âm thanh và hay ánh sáng gì thoát thai ra cả. Mọi chuyện diễn ra cứ như thể tự nhiên nó phải vậy, không lễ cầu siêu hay Bậc chí tôn nào thay đổi được. Tớ ghét những gì không có sự mơ màng. Tớ ghét Nỗi Nhớ. Tớ muốn nó thoát ra khỏi Giấc Mơ. Tớ ghét Giấc Mơ. Tớ lại ghét những gì mơ màng. Thật mâu thuẫn. Con người thường tự hào chúng ta là động vật bậc cao nhất, so với tất cả các loài khác. Bởi chúng ta có Tư Duy. Tôi sợ hãi cái Tư Duy đó, vì nó có một đứa con. Đứa con đó tớ cũng tạm thay bậc sinh thành ra nó, đặt tên là Nỗi Nhớ.
Tợ sợ hãi. Thực sự lúc này cảm thấy mình chả là ai, chả làm được gì, bất lực, đến làm một con chó cũng không được. Chó. Khi sinh ra thì được mẹ nó liếm láp, bảo vệ, được con người cưng chiều, ôm ấp. Lớn lên, trưởng thành, đến mùa thì giao phối đi tơ. Sau đó, nó kết thúc cuộc đời trong một cái nồi có hình thù một bọc nước ối. Con người ngon lành ăn phần thịt nhiều đạm của nó và vứt những mẩu xương không thể nhằn hay mút mát được chút tuỷ sống còn sót lại, cho một con chó khác, đang chầu trực dưới gầm bán, gầm ghế, hoặc ngồi cách xa cái bàn và ghế với một tầm đủ để con người vứt cái mẩu xương không tuỷ và đẫm nhầy nước bọt con người cho nó. Con chó chờ ăn đấy đang mơ sự giải thoát cho đồng loại của nó. Và tớ cũng đang Mơ. Tớ Mơ mình là con chó.
Bạn. Bạn từng nói rằng giá như chúng ta có thể nói được tất cả những gì suy nghĩ với người khác, để hiểu nhau hơn, có phải là mọi việc trở nên đơn giản không. Uh, tớ cũng mơ một thế giới như thế. Nhưng tiếc là những Giấc Mơ bao giờ cũng bắt đầu bằng cụm từ mặc định: Giá Mà... Giá Mà và Nếu Như liệu có phải cùng một thứ ý nghĩa không nhỉ? Nếu như tớ có thể là Con Chó. Con Chó sẽ tự nguyện nhảy vào tử cung mẹ và vào nồi hình nước ối để siêu sinh. Và tớ cũng gọi đó là một hình ảnh siêu thực.
Tóm lại, những hình ảnh siêu thực đẹp nhất khi người ta có suy nghĩ siêu thực, hơi thở siêu thực và tình yêu siêu thực. Tiếc đó lại là một Giấc Mơ. Tơ mơ một giấc mơ có thực. Giá Mà mọi giấc mơ đều không bắt đầu bằng cụm từ mặc định Giá Mà. Nếu Như những gì huyền ảo đều đẹp thì André Breton xứng đáng là giáo chủ siêu thực và là Bậc thánh vĩ đại nhất trong những người tu duy siêu thực, bởi bản thân những gì huyền ảo đều chứa Giấc Mơ, và bản thân Giấc Mơ đã chứa đựng trong nó những yếu tố cấu thành nên Siêu Thực. Tôi ghét Siêu Thực. Tôi ghét Giấc Mơ. Tôi ghét Đêm. Tôi ghét chính bản thân mình. Tôi cũng muốn mơ màng nuôi cừu và đếm số lượng đàn cừu trong đêm như bạn Thythy. Tôi cũng muốn cho lai giống giữa con cừu và cuộn len. Tôi ghét những gì tôi ham muốn. Tôi đang tham lam, mong muốn những thứ mà có thể chẳng bao giờ thuộc về tôi, của riêng tôi.
Bạn. Bạn từng nói muốn có một người của riêng mình. Và tôi cũng mong muốn một điều tương tự. Nấu ăn, trò chuyện, xem phim, nghe nhạc, đọc sách và have baby. Chỉ tíêc Giấc Mơ là một phần của Siêu Thực. Và Siêu Thực thì cũng như tên gọi của nó, huyền ảo. Thực sự Huyền ảo. Và tôi cũng có thể nói như André Breton: Chỉ có cái huyền ảo mới đẹp. Và Em ... liệu có phải là một hình ảnh Siêu Thực và chỉ tồn tại trong Giấc Mơ? Tôi thật sự thấm thía câu này và tôi sợ hãi nỗi ám ảnh mà nó đang lẳng lặng chiếm hữu trong Giấc Mơ: "Thời gian là gì? Nếu ai hỏi tôi như vậy, tôi biết, nhưng nếu phải giải thích nó, tôi sẽ không biết nữa"./.
(Tặng những ngày mất ngủ và những hình ảnh điên rồ của đêm)
27/12/2006

À ơi cải hoa lên trời rau răm ở lại

nỗi buồn xưa có bay cùng em không?
hoa sưa xưa có bay cùng em không?
giấc mơ xưa có bay cùng em không?
bóng tình xưa có bay cùng em không?

7/3/2007

ngày như vắng em

tôi đã cố hết
sức để
làm vừa
lòng những người
mà tôi mệt mỏi
khi phải chán nản
mà thốt
những câu cảm
thán vô
nghĩa như
"Trời hôm nay vừa bớt lạnh rồi anh/chị ạ! Nắng vừa lên cũng vơi bớt nỗi quạnh hiu!"
Những câu
vô nghĩa
như thế
lặp lặp lặp
đi lặp lặp lặp
lại mỗi ngày
có làm cho người ta
thích mà xích
gần nhau hơn không?

Ừ thì ta
đã quá chán
và nản
lòng mỗi khi
gặp gỡ với
nụ cười thoáng qua
như hình bông hoa loa
kèn đồng gỉ sét
nở héo hắt
trên đôi môi
khô cong thỉnh
thoảng cong lưỡi liếm
cho ươn ướt
rười rượi
nỗi buồn
buồn tình
buồn yêu
buồn ghét
buồn đau
buồn đủ thứ có thể gọi là
không mang lại
một niềm vui
nào

Ôi em!
Anh nhớ những ngày nắng
nhớ cả những ngày không nắng
giá như
mặt trời ngừng đỏ
chỉ đủ tỏ
gương mặt
bàn tay
mái tóc hây hây
màu nắng
trắng
đường
Ôi em!
Giá như...

giá như cánh cửa diệu kỳ kia
hoang tưởng
lạc lõng
chuông gió
không cần có
gió
đọng giọt
như tinh cầu
không hình cầu
mà hình
ngôi sao màu nâu
và trăng sớm
rung rinh
Ôi em!
Ngày qua mau và
ngày cũng thật chậm
rãi
bàng hoàng như ngày
hôm qua
nắng mới vừa
lên lay lắt
qua khung nẹp
cửa hẹp
đẹp và xanh
mướt
Ôi em!
Ôi em!

Giá như
cánh cửa kia
không phí hoài tuổi trẻ
mơn mởn như
gió nhẹ
chao đảo sao
và chao đảo trăng
một thoáng
một thoáng thôi
xin em
xin em Seherahjad diệu kỳ
giấc mơ
ngàn ngày không-lẻ-một
chỉ có chân
thực giá
trị khi cánh
cửa kia
không khép bao giờ
Ôi em!
Ôi em!
Ôi em!

Ngày qua mau nhưng cũng như thật chậm!
Ngày như vắng em!
như vắng em
như nắng
trắng
đường!

Ôi em!
Ôi em!
Ôi em!

6/4/2007

Yêu IV

Em
cứ đi
nụ cười nào
còn khoé môi

Em
cứ đi
duyên nồng rồi
cũng sẽ phai

Em
cứ đi
giọt nhọc mệt
nào cũng qua

Em
cứ đi
chợt hoài niệm
chợt xót xa

Em
cứ đi
khuất xa dần
đàn buồn ngân

Em
cứ đi
nước mắt nào
còn nhoen mi

Em
cứ đi
khói loang chiều
chầm chậm trôi

Em
cứ đi
khuất xa dần
mềm môi ai

Em
cứ đi
bóng ác tà
còn lặng thinh

Em
cứ đi
cứ đi hoài
còn mình tôi

Ôi
tình
biết nói gì
lời yêu thương

Ôi tình
cười lên em
và hãy nói
rằng mình thật
đẹp đôi
phải không em?

Có thể
và em nói
có thể thôi
em
cứ đi...

(cảm xúc loáng thoáng sau khi vô tình nghe loáng thoáng một bài hát trên TV)

31/5/2007

Buồn II

Dạo này rơi vào trạng thái chán chường triền miên, hết hắt xì vang động từ nhà đến cơ quan rồi lại từ cơ quan đến trường đến nỗi bị classmate đuổi về vì sợ lây sang vợ con nhà nó hix đại bi kịch, đành để nước mũi chảy ròng ròng, ngửa mặt lên trời cười khành khạch. Mùa thu Hà Nội khốn khiếp! Thời tiết xứ An Nam khốn khiếp! Căn bệnh viêm xoang mãn tính khốn khiếp! Hôm nay hết hắt xì thì lại chuyển sang ho. Ho rũ rượi, cầm điếu thuốc vừa rít vừa ho. Khói trắng ngặt vừa phả ra đã bị hơi ho thối hoắc thổi bay biến mất tăm tích. MK, triệu chứng cúm gà, đã thế là còn ăn lẩu gà. MK, H5N1 thật rồi! Đâm vài chén barca-barcadi, vài ly-ly Hà Nội lưng lửng Sài Gòn lùn tịt rồi mà vẫn ho. Có lẽ hết cứu rồi! Phổi trắng! Lòng phèo trắng dã. Đêm cũng trắng ngà như Davidoff.
Zời ạ, biết nghe gì bây giờ. J-Pornstar tẹt ga chán phèo những scenes hoang dại giả tạo nhàm chán. Fvkin' Sinners. God rõ ràng hates us all (cái này thì công nhận)
Estrada. Mk, tiếng đàn Espana của F.Lorca văng vẳng. Hơ hơ siêu thịt 7 phần lạc 3 phần gân ở dưới là con lừa kéo xác chết.
Nghe gì bây giờ? Điên mất. Chẳng nhẽ zời hiu hiu lạnh, khoả thân trong chăn thờ ông vải nghe Slayer giã như thằng mất trí. Tự nhiên lại nhớ đến món nợ chầy cối Ngũ Hành Sơn. Chó đá. Hix, mà dạo này dùng từ bi kịch hơi nhiều, có khi vận đen nó ám chăng? Năm hạn có khác, phải gọi là bất lực.
Khù khụ khù khụ. Đêm hôm nay tĩnh lạ, chẳng nghe thấy gì ngoài tiếng quạt phe phé, tiếng đóng gạch đâu đó vang vọng từ đầu phố vẳng ra một cửa sổ khép hờ mỏ toang hoang chẳng hạn. MK, ho lao thối phổi mất thôi. Thỉnh thoảng tĩnh trí, dắt lựu đạn vào cạp quần đi bát phố há há... như tối nay này. Có lẽ thần khải không đến cùng ông Boóc-hết (phiên âm tiếng A-me-ri-cơ Atinh tinh thì vậy không hiểu mấy anh ANH thuần khiết máu Âu Lâu thì sao )hì hì
Thôi không lan man tả tình tả cảnh tức cảnh sinh tình, thừa tình sinh linh tinh nữa Nhớ em ghê gớm, chẳng nhẽ nửa đêm vác CD player đến cửa phòng nàng hát nhép, khéo lép bép chưa được vài câu lại chả bị đáp đến vài cái dép dẹp cả mẹt. Ơ mà dạo này cũng đang chán đi đôi dép cũ. Mùa đông đến nơi rồi, chắc độ 2 bước nữa thì sập cửa. Hai-mấy năm chưa từng nhìn thấy cây ngô đồng, chả biết thiên hạ cộng tri thu là thế quái nào. Lạ thật đấy! Chỉ một cái lá vàng mà báo động cả làng cả xóm cả tỉnh cả thành phố. Gớm chết, hãi mấy ông/bà nhà thở ra thơ, chỉ một cánh gián bay lả lướt cũng tán thành một cánh chim đại bàng hùng hổ bay miết được. Có mà lòng ông/bà héo vàng tàn úa bỏ mịe ra nhưng xí hổ đọc Mãnh cọp cuối cùng của tôi nên vin vào cớ vàng rơi thu mông mông thì có. Gớm chết, hương thời gian lanh tanh tanh thì có hé hé... tục tằn hết nhã ca đàn xướng cái đek j.
Dạo này cái gì cũng trồi sụt, mắt tèm nhèm, mũi miệng phản bội. Chà, không dưng nước mũi đắng ngắt dọc theo nhân trung vào miệng. Không hiểu có cùng mê lộ với nước mắt không nhỉ? Ngơ ngác đấy.
Em rõ ràng là hiện hữu...
Không. em rõ ràng là cách ta một khoảng thời gian chầm chập
Mắt em rõ ràng ánh lên tia long lanh qua ly-ly beer vàng đục
Em rõ ràng là phi lý...
chả hiểu thế nào nữa, phi lý là không thể diễn dịch một cách lôgíc, hay tư duy suy thoái nửa mùa. Nhưng rõ ràng thời gian ta có, i-li vàng ươm ta thừa sức mua để chuốc cho mắt say mèm, mà sao vẫn thấy sợi tóc em đọng cặn đáy chai. Phi lý, thời gian cũng phi lý tuốt. Mùa thu rõ ràng là phi lý. Chỉ có đêm là thành thực, luôn bịt mắt ta khi không muốn nhìn, vọng tiếng rải guitar hợp âm Mi thứ thiêu đốt modem nóng rực.
Quá lố rồi. Chợt thấy sự khiếm khuyết phi lý ở gương mặt J-Pornstar lạ hoắc kia.
Rõ ràng la thiếu sự phi lý, khiến nàng không có thực...
Estrada.
Tôi ghét ông như tôi thù ghét Louis Bunuel và Salvador Dali.
Ah có thêm một ngoại lệ, tôi thậm ghét Maya Deren, Fvkin' Jews!
(Hết xen cuối, đóng kịch, hạ màn)
(khán giả vỗ tay ngơ ngác nhìn dàn nhạc chơi bản 4'33" của John Cage hố hố thô lỗ thật, rõ ràng phi lý quá mức)

19/9/2007

Toà án - Phrida Vichđôrôra

Trích từ tạp chí Sông Hương số 36 - Tháng Ba-Tư, 1989
(Lời tạp chí SH- Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một tư liệu văn học khá đặc biệt mới được công bố lần đầu trên tuần báo Ngọn lửa nhỏ (số 49 tháng 12-1988) Liên Xô, có liên quan đến số phận cuộc đời của nhà thơ Nga mà hiện nay tên tuổi ông đã trở nên nổi tiếng thế giới - Iôxíp Brôđxki (giải thưởng Nôben). Đây là một tài liệu xác thực ghi lại đầy đủ hai phiên toàn xử án Brôđxki (tháng 2,3 năm 1964). Khi ông còn là nhà thơ trẻ, nhưng tài năng của ông đã được mọi người thừa nhận. Ở trong và ngoài phiên toà ông được các nhà văn, trí thức nổi tiếng bảo vệ nhưng vẫn bị kết án 5 năm tù một cách oan uổng.
Tài liệu được nhà văn đồng thời là nhà sư phạm, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô Phrida Vichđôrôva ghi chép tại toà và tìm mọi cách để được đăng tải. Nhưng bà đã mất sớm vì chứng ung thư (tháng 8/1965) khong được chứng kiến cái ngày tài liệu được công khai và Iôxíp đi cải tạo cở Xibia trở về và thành nhà thơ lớn thế giới.
Do khuôn khổ Tạp chí có hạn chúng tôi trích đăng toàn bộ phần đầu của hai phiên toà này)
Phiên toà thứ nhất xử Iôxíp Brôđxki
Phòng xử án quận Giécgenxki, thành phố Lêningrát, phố Khởi Nghĩa, nhà 36.
Ngày 18 tháng 2 năm 1964
Chánh án Xavêlêva
CHÁNH ÁN: Anh làm việc gì?
BRÔĐXKI: Tôi làm thơ. Dịch sách. Tôi nghĩ rằng ...
CHÁNH ÁN: Tôi không "nghĩ" cái gì hết. Đứng cho ngay ngắn!
Không được dựa vào tường! Anh hãy nhìn vào toà! Trả lời toà đầy đủ! (nói với tôi - nhà báo): Bây giừo chị hãy ngừng ghi chép đi! Nếu không tôi cho đưa ra khỏi phòng! (nói với Brôđxki): Anh có công việc thường xuyên không?
BRÔĐXKI: Tôi nghĩ rằng cái đó là công việc thường xuyên.
CHÁNH ÁN: Anh hãy trả lời cho đúng!
BRÔĐXKI: Tôi làm thơ. Tôi nghĩ rằng nó sẽ được in. Tôi nghĩ rằng...
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không chấp nhận cái từ "Tôi nghĩ rằng..." Anh hãy trả lời vì sao anh không làm việc?
BRÔĐXKI: Tôi đã làm việc. Tôi làm thơ.
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không quan tâm cái đó. Chúng tôi quan tâm đến việc anh gắn bó với cơ quan nào.
BRÔĐXKI: Tôi có hợp đồng với nhà xuất bản.
CHÁNH ÁN: Vậy hãy trả lời như thế. Nhưng hợp đồng của anh có đủ nuôi sống? ANh hãy kể ra số lượng bao nhiêu, tổng số thu nhập bao nhiêu?
BRÔĐXKI: Con số chính xác tôi không nhớ. Tất có hợp đồng đều ở trạng sư của tôi.
CHÁNH ÁN: Tôi hỏi anh.
BRÔĐXKI: Ở Mátxcơva người ta đã cho ra hai quyển sách tôi dịch... (tính toán)
CHÁNH ÁN: Thâm niên công tác của anh bao nhiêu?
BRÔĐXKI: Chừng...
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không quan tâm đến "chừng"!
BRÔĐXKI: 5 năm.
CHÁNH ÁN: Anh làm việc ở đâu?
BRÔĐXKI: Ở nhà máy, trong bộ phận địa chất...
CHÁNH ÁN: Anh làm việc ở nhà máy bao lâu rồi?
BRÔĐXKI: Một năm.
CHÁNH ÁN: Nghề gì?
BRÔĐXKI: Thợ phay.
CHÁNH ÁN: Thế nói chung chuyên môn của anh là gì?
BRÔĐXKI: Nhà thơ, nhà thơ-dịch giả.
CHÁNH ÁN: Ai chứng nhận anh là nhà thơ? AI liệt anh vào hàng các nhà thơ?
BRÔĐXKI: Không ai cả (không thách thức) mà có ai liệt tôi vào hàng con người đâu?
CHÁNH ÁN: Thế anh đã học cái ấy à?
BRÔĐXKI: Cái gì ạ?
CHÁNH ÁN: Chẳng lẽ để trở thành nhà thơ anh không trải qua đại học, có chuẩn bị... có học hành?
BRÔĐXKI: Tôi không nghĩ rằng... tôi không nghĩ là có thể đạt được điều ấy bằng học vấn.
CHÁNH ÁN: Vậy bằng cái gì?
BRÔĐXKI: Tôi nghĩ rằng, đó là ... (bối rối) nhờ trời...
CHÁNH ÁN: Anh có lời thỉnh cầu gì với toà?
BRÔĐXKI: Tôi muốn biết: vì sao người ta bắt tôi?
CHÁNH ÁN: Vấn đề đó không phải là lời thỉnh cầu.
BRÔĐXKI: Vậy thì tôi không có lời thỉnh cầu.
CHÁNH ÁN: Có câu hỏi phía biện hộ không?
TRẠNG SƯ: Có. Công dân Brôđxki, lương của anh, anh có mang về cho gia đình không?
BRÔĐXKI: Có.
TRẠNG SƯ: Bố mẹ của anh cũng đi làm?
BRÔĐXKI: Họ đều nghỉ hưu.
TRẠNG SƯ: Anh sống cùng một nhà?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Như vậy. thu nhập của anh, anh nhập vào nguồn thu gia đình?
CHÁNH ÁN: Bà không đặt câu hỏi mà đi vào kết luận. Bà đã giúp anh ta trả lời. Bà hãy đừng kết luận mà hãy hỏi.
TRẠNG SƯ: Anh có đăng ký vào viện tâm thần phải không?
BRÔĐXKI: Vâng,
TRẠNG SƯ: Anh đã điều trị nội trú phải không?
BRÔĐXKI: Vâng, từ cuối tháng Chạp 1963 đến mồng 5 tháng Giêng năm nay ở bệnh viện mang tên Kasencô ở Matxcơva.
TRẠNG SƯ: Phải chăng anh cho rằng bệnh tật của anh ngăn cản anh làm việc thường xuyên lâu dài ở một chỗ?
BRÔĐXKI: Có lẽ thế. Dường như thế. Hơn nữa, tôi không biết. Không, tôi không biết.
TRẠNG SƯ: Anh đã dịch một tập thơ tuyển các nhà thơ Cuba?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Anh dịch từ tiếng Tây Ban Nha?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Anh đã liên hệ với tiểu ban dịch thuật của Hội nhà văn?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Tôi yêu cầu toà cho đưa vào hồ sơ bản nhận xét của văn phòng tiểu ban dịch thuật... Danh sách các tập thơ đã in... Biên bản các hợp đồng... Bức điện văn: "Chúng tôi yêu cầu ký hợp đồng nhanh chóng"... (Liệt kê. Thậm chí chỉ một chứng cớ cũng đủ rõ việc kết tội ăn bám là bịa đặt). Tôi yêu cầu chuyển công dân Brôđxki đi kiểm nghiệm y học để luận về tình trạng sức khoẻ và về việc nó cản trở lao động thường xuyên. Ngoài ra, tôi yêu cầu phải thả công dân Brôđxki ngay. Tôi cho rằng đương sự không có tội lỗi nào và việc giam giữ đương sự là vi phạm luật pháp. Đương sự có chỗ ở thường xuyên trong đời sống dân cư và có thể gọi đến toà bất cứ lúc nào.
Toà lui vào nghị án. Sau đó trở ra và chánh án đọc quyết định:
Chuyển đi giám định tâm thần với câu hỏi đặt ra, phải chăng Brôđxki mắc một bệnh tâm thần nào đó và chính bệnh đó cản trở việc chuyển đương sự đến một địa điểm xa xôi để cưỡng bức lao động. Chuyển hồ sơ về cho cảnh sát để kiểm tra bổ sung việc kiếm sống của y. Nghiên cứu lịch sử bệnh án rõ ràng. Brôđxki đã lẩn tránh việc chữa tri, đề nghị đơn vị cảnh sát số 18 áp giải đương sự đến thẩm định tâm thần.
CHÁNH ÁN: Bị cáo muốn hỏi gì?
BRÔĐXKI: Tôi có một yêu cầu: cho đưa vào phòng tôi giấy và bút.
CHÁNH ÁN: Anh hãy yêu cầu điều đó với viên chỉ huy cảnh sát.
BRÔĐXKI: Tôi đã yêu cầu, ông ta từ chối. Tôi yêu cầu giấy và bút.
CHÁNH ÁN: (dấu dịu) Được, tôi cho chuyển đến.
BRÔĐXKI: Cám ơn.
Khi chúng tôi ra khỏi phòng xử án thì thấy trong hành lang và cầu thang chật ních người, nhất là thanh niên.
CHÁNH ÁN: Đông quá! Tôi không hình dung có chừng ấy người đến dự.
TỪ ĐÁM ĐÔNG: Không phải ngày nào người ta cũng xét xử các nhà thơ mà.
CHÁNH ÁN: Còn chúng tôi đằng nào cũng thế - nhà thơ hay không nhà thơ!
Theo ý kiến trạng sư bào chữa Z.N.Tôrôpôva nên thả Brôđxki để anh ta tự mình đến bệnh viên tâm thần để thẩm định, nhưng bà ta vẫn giam giữ anh ta và đưa anh ta đến bệnh viện với toán áp giải.
PHIÊN TOÀ THỨ HAI IÔXÍP BRÔĐXKI
Phòng họp Câu lạc bộ Những nhà xây dựng Thành phố Lêningơrát, phố Phôntanca, số 22
Ngày 13 tháng 3 năm 1964
Chánh án Xavêlêva
Kết luận của thẩm định nói rõ: "Có những biểu hiện bệnh thái nhân cách trong tính cách, nhưng có khả năng làm việc. Vì vậy có thể áp dụng những biện pháp của thể chế hành chính".
Người đến dự phiên toà bắt gặp một thông báo: PHIÊN TOÀ XỬ TÊN ĂN BÁM BRÔĐXKI.
Gian phòng lớn của Câu lạc bộ Những nhà xây dựng đông nghịt người.
- Đứng dậy! Toà bắt đầu làm việc!
Chánh án Vavêlêva hỏi Brôđxki có khẩn cầu điều gì với toà. Lộ ra điều cả phiên toà thứ nhất lẫn phiên toà này Brôđxki vẫn chưa quen với vụ án. Chánh án tuyên bố tạm nghỉ. Người ta dẫn Brôđxki ra để anh ta có thể làm quen với phiên toà. Không bao lâu người ta lại dẫn anh ta đến và anh ta nói những bài thơi ở trang 141, 143, 155, 200, 234 (anh ta đếm) là không phải của anh ta. Ngoài ra anh ta yêu cầu không xếp vào hồ sơ quyển nhật ký mà anh ta sử dụng năm 1956 là lúc anh ta 16 tuổi. Trạng sư bào chữa tán thành yêu cầu đó.
CHÁNH ÁN: Chúng tôi đọc phần được gọi là thơ của anh ta, còn phần vở ghi chép cá nhân không cần thiết tịch thu. Công dân Brôđxki, kể từ năm 1956 anh đã đổi 13 chỗ làm việc. Anh làm việc tỏng nhà máy một năm sau đó nửa năm không làm. Mùa hè anh làm việc trong bộ phận địa chất, rồi sau đó 4 tháng không làm việc ... (liệt kê những nơi làm việc và thời gian nghỉ tiếp đó). Anh hãy giỉa thích trước toà tại sao anh bỏ không làm việc, giữ lối sống ăn bám?
BRÔĐXKI: Tôi tạm nghỉ làm việc. Tôi sáng tác, ngay cả bây giờ tôi cũng sáng tác: tôi làm thơ.
CHÁNH ÁN: Có nghĩa, anh viết cái mà anh gọi là thơ chăng? Thế vì lợi ích gì anh thường xuyên thay đổi chỗ làm việc?
BRÔĐXKI: Tôi bắt đầu làm việc từ 15 tuổi. Tôi quan tâm đến tất cả. Tôi thay đổi công việc để có thể biết nhiều hơn về cuộc sống và con người.
CHÁNH ÁN: Thế anh đã làm gì có ích cho Tổ quốc?
BRÔĐXKI: Tôi làm thơ. Đó là công việc của tôi. Tôi tin... tôi mong rằng những gì tôi đã viết là phục vụ con người, không chỉ bây giờ, mà cả thế hệ tương lai.
TIẾNG NÓI TỪ CÔNG CHÚNG: Hừ lên mặt!
TIẾNG NÓI KHÁC: Anh ta là nhà thơ, anh ta được quyền nghĩ như thế.
CHÁNH ÁN: Tức là, anh cho rằng những cái anh gọi là thơ sẽ đem lại lợi ích cho mọi người?
BRÔĐXKI: Thế tại sao bà gọi thơ ca "là cái được gọi là thơ"?
CHÁNH ÁN: Chúng tôi gọi thơ anh "cái được gọi là thơ" bởi vì anh chẳng có khái niệm gì về thơ cả.
XÔRÔKIN (hội thẩm viên): Anh nói về thế hệ tương lai. Anh cho rằng hiện nay người ta không hiểu thơ anh phải không?
BRÔĐXKI: Tôi không nói như thế. Điều đơn giản là thơ tôi chưa đuowcj xuất bản, mọi người chưa biết đến chúng.
XÔRÔKIN: Anh cho rằng nếu người ta biết đến chúng thì người ta sẽ thừa nhận chăng?
BRÔĐXKI: Vâng.
XÔRÔKIN: Anh nói rằng anh có tính ham hiểu biết rất mạnh. Vì sao anh không muốn phục vụ trong quân đội Xô Viết?
BRÔĐXKI: Tôi sẽ không trả lời những câu hỏi như vậy.
CHÁNH ÁN: Anh hãy trả lời đi!
BRÔĐXKI: Tôi được hoãn dịch. Không phải tôi "không muốn" mà được hoãn dịch. Đó là chuyện khác. Người ta hai lần hoãn dịch tôi. Lần đầu vì cha tôi ốm, lần thứ hai vì tôi bị ốm.
XÔRÔKIN: Phải chăng anh có thể sống với chừng ấy cái anh kiếm được?
BRÔĐXKI: Phải. Ngồi tù. Mỗi buổi chiều tôi phải ký nhận việc người ta chi phí cho tôi mỗi ngày 40 côpếch. Còn tôi thường kiếm được hơn 40 côpếch một ngày.
XÔRÔKIN: Nhưng còn cần áo quần, giầy dép.
BRÔĐXKI: Tôi có một bộ quần áo - đã cũ, nhưng chẳng đến nỗi nào. Còn những cái khác thì tôi không cần.
TRẠNG SƯ: Các nhà chuyên môn đánh giá cao thơ anh không?
BRÔĐXKI: Có, Trucôpxki và Mácsắc rất khen những bản dịch của tôi. Cao hơn những gì tôi đáng được.
TRẠNG SƯ: Anh giữ liên hệ với tiểu ban dịch thuật của Hội nhà văn?
BRÔĐXKI: Vâng. Tôi đã phát biểu trong niên giám thơ mang tên "Lần đầu tiên trong tiếng Nga" và đã đọc bản dịch từ tiếng Ba Lan.
CHÁNH ÁN: (nói với người bào chữa): Đáng ra bà phải hỏi anh ta về những việc làm hữu ích, đằng này lại hỏi về chuyện phát biểu.
TRẠNG SƯ: Những bản dịch cũng là công việc hữu ích của anh ta.
CHÁNH ÁN: Brôđxki, tốt nhất hãy giải thích cho toà vì sao anh nghỉ bỏ dở công việc, không chịu lao động?
BRÔĐXKI: Tôi vẫn làm việc. Tôi làm những bài thơ.
CHÁNH ÁN: Nhưng vẫn có những người vừa làm việc ở nhà máy, vừa làm thơ. Cái gì cản trở anh xử sự như vậy?
BRÔĐXKI: Nhưng chính người ta không ai giống ai. Thậm chí màu tóc, vẻ mặt...
CHÁNH ÁN: Điều đó chẳng phải khám phá gì của anh. Ai cũng biết cả. Tốt nhất anh hãy làm rõ xem anh đánh giá việc anh tham gia vào cuộc vận động vĩ đại tiến lên chủ nghĩa cộng sản của chúng ta như thế nào?
BRÔĐXKI: Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản - điều đó không chỉ là có mặt bên cỗ máy hay cánh đồng. Nó nằm cả trong lao động trí óc, mà...
CHÁNH ÁN: Hãy dừng lại những lời nói cao đạo. Tốt nhất hãy trả lời anh xác lập hoạt động lao động của mình cho tương lai thế nào?
BRÔĐXKI: Tôi muốn làm thơ và dịch. Nhưng nếu điều đó mâu thuẫn với những chuẩn mực hiện hành nào đó thì tôi sẽ lao động đều đặn nhưng dù sao thì tôi cũng sẽ làm thơ.
HỘI THẨM CHIAGLƯI: Ở nước ta ai cũng làm việc. Tại sao anh vô công rồi nghề chừng ấy thời gian?
BRÔĐXKI: Ông không coi lao động của tôi là lao động. Tôi làm thơ, tôi coi đó là lao động.
CHÁNH ÁN: Anh đã rút ra kết luận cho mình từ những phát biểu trên báo chí chưa?
BRÔĐXKI: Bài báo của Lécnhéc là dối trá. Đó là kết luận duy nhất tôi rút ra.
CHÁNH ÁN: Có nghĩa anh không rút ra kết luận khác?
BRÔĐXKI: Không. Tôi không mình là con người có lốí sống ăn bám.
TRẠNG SƯ: Anh nói rằng bài báo "Kẻ ăn bám tấp tểnh văn chương" đăng trên báo "Lêningơrát buổi chiều" là không đúng. Tại sao?
BRÔĐXKI: Ở đó chỉ có tên họ là đúng. Thậm chí tuổi tác cũng không đúng. Thậm chí cũng không phải thơ của tôi. Ở đấy người ta gọi những người mà tôi vừa viết hoặc hoàn toàn không biết là bạn bè của tôi. Như thế làm sao tôi có thể coi bài báo đó là đúng đắn và rút ra kết luận từ nó?
TRẠNG SƯ: Anh coi lao động của mình là có ích. Những người làm chứng của tôi có thể khẳng định điều đó không?
CHÁNH ÁN: (nói với trạng sư một cách châm biếm): Bà chỉ muốn gọi đến những nhân chứng cho điều ấy hay sao?
XÔRÔKIN (nói với Brôđxki): Phải chăng anh có thể tự mình, dịch từ tiếng Xécbi mà không lợi dụng lao động của người khác.
BRÔĐXKI: Ông đã đặt một câu hỏi không lịch sự. Bản hợp đồng đôi lúc đòi hỏi một bản dịch sát từng câu chữ. Tôi biết tiếng Ba Lan, còn tiếng Xécbi tôi biết ít hơn, nhưng đó là tiếng mẹ đẻ của tôi, và với sự giúp đỡ của bản dịch sát tôi thể thực hiện bản dịch của mình.
CHÁNH ÁN: Nữ nhân chứng Gruđinhina.
GRUĐINHINA: Tôi lãnh đạo công việc các nhà thơ trẻ hơn 11 năm. Trong khoảng 7 năm tôi là thành viên uỷ ban công tác với các tác giả trẻ. Hiện nay tôi lãnh đạo các nhà thơ lớp lớn ở Cung thiếu nhi và nhóm văn học trẻ của nhà máy "Xvétlana". Theo yêu cầu của nhà xuất bản tôi đã sưu tập và biên tập 4 tập tuyển chọn các nhà thơ trẻ gồm hơn 200 tác giả mới. Như vậy, trên thực tế tôi biết các sáng tác của hầu hết các nhà thơ trẻ trong thành phố.
Tôi biến đến sáng tác của Brôđxki, như một nhà thơ trẻ, từ năm 1959, 1960. Đó là những bài thơ chưa hoàn thiện nhưng đã mang được những bản sắc và hình tượng rực rỡ. Tôi không đưa anh ta vào tuyển tập, nhưng theo tôi đó là một tác giả có khả năng. Đến mùa thu 1963m tôi không còn gặp Brôđxki nữa.
Sau khi bài báo "Kẻ ăn bám tấp tểnh văn chương" đăng trên tờ "Lêningơrát buồi chiều" tôi đã gọi Brôđxki đến chỗ tôi để nói chuyện cũng giống như lớp trẻ thường nhờ tôi can thiệp trường hợp bị người ta vu khống. Brôđxki hỏi tôi phải làm gì bây giờ? - tôi trả lời cần nghiên cứu ngon ngữ và tìm hiểu các bản dịch văn học độ nửa năm. Tôi đã nhận những bản thảo do anh ta dịch để tìm hiểu.
Với sự am hiểu của một nhà thơ chuyên nghiệp và người làm văn học, tôi khẳng định rằng những bản dịch của Brôđxki có một trình độ nghề nghiệp cao. Brôđxki nắm được nghiệp vụ, là một tài năng không thể gặp trong nghệ thuật dịch thơ. Anh đã giới thiệu với tôi công trình của mình với 368 dòng thơ, ngoài ra tôi đã đọc 120 dòng thơ dịch của anh đã được in trên sách báo Matxcơva.
Theo kinh nghiệm riêng của hoạt động dịch văn học, tôi biết khối lượng công việc như vậy đòi hỏi tác giả không ít hơn nửa năm lao động miệt mài, kể cả việc bận bịu công việc chạy xuất bản và trao đổi với các nhà biên tập. Thời gian dành cho sự bận bịu như thế, ai cũng biết là không thích hợp cho sự tính toán. Nếu đánh giá những bản dịch mà chính mắt tôi đã đọc, thậm chí theo giá nhuận bút thấp nhất thì Brôđxki cũng đã được kiếm được chừng 300 rúp tiền mới. Vấn đề chỉ là ở chỗ, bao giừo anh ta được in toàn bộ những gì làm được.
Ngoài hợp đồng về dịch thuật, Brôđxki đã giới thiệu với tôi những hợp đồng với phát thanh và truyền hình, anh ta đã hoàn thành hợp đồng nhưng cũng chưa nhận đủ tiền.
Từ câu chuyện với Brôđxki và những người biết anh ta, tôi biết Brôđxki sống rất khiêm nhường, từ chối cả cách ăn mặc và thú vui, phần lớn thời gian ngồi vào bàn làm việc. Số tiền nhận được do lao động của mình anh mang về cho gia đình.
TRẠNG SƯ: Nói chung để dịch thơ có cần am hiểu sáng tác của tác giả không?
GRUĐINHINA: Có. Để có những bản dịch tốt như những bản dịch của Brôđxki cần am hiểu sáng tác của tác giả và thâm nhập vào giọng điệu của họ.
TRẠNG SƯ: Nhuận bút cho bản dịch có giảm đi không nếu dịch qua một bản dịch sát nghĩa?
GRUĐINHINA: Có giảm. Dịch theo một bản dịch sát nghĩa các nhà thơ Hung mỗi dòng tôi nhận đuợc dưói 1 rúp (tiền cũ).
TRẠNG SƯ: Phải chăng các dịch giả áp dụng việc dịch theo bản dịch sát nghĩa?
GRUĐINHINA: Vâng, khắp nơi. Một trong những dịch giả tên tuổi nhất của Lêningơrát là Ghitôvích đã dịch tiếng Hán cổ qua một bản dịch sát nghĩa.
HỘI THẨM LÊBÊĐÉP: Phải chăng có thể tự học tiếng nước khác?
GRUĐINHINA: Tôi tự học được hai thứ tiếng để bổ túc thêm phần tôi đã học ở đại học.
TRẠNG SƯ: Nếu Brôđxki không biết tiếng Xécbi liệu anh ta vẫn có thể có bản dịch có trình độ văn học cao không?
GRUĐINHINA: Được, tất nhiên.
TRẠNG SƯ: Thế chị có coi việc sử dụng bản dịch sát nghĩa lao động của người khác là đáng chê trách chăng?
GRUĐINHINA: Có trời biết.
HỘI THẨM LÊBÊĐÉP: Tôi đã xem quyển sách này. Thơ Brôđxki tất cả đều hai câu nhỏ.
GRUĐINHINA: Tôi muốn làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đặc trưng lao động văn học. Vấn đề là...
CHÁNH ÁN: Không, không cần. Vậy bà có ý kiến như thế nào về thơ Brôđxki?
GRUĐINHINA: Theo ý kiến tôi, đó là một nhà thơ rất tài năng và hơn nhiều người một cái đầu, những người được gọi là dịch giả chuyên nghiệp.
CHÁNH ÁN: Vì sao anh ta làm việc đơn độc và không tham gia một tổ chức văn học nào?
GRUĐINHINA: Năm 1958 anh ấy xin gia nhập vào nhóm văn học của tôi. Nhưng tôi nghe nói anh ta là chàng trai suy nhược thần kinh nên không kết anh ta, đẩy anh ta khỏi tay mình. Đó là một khuyết điểm, tôi rất tiếc về điều đó. Hiện giờ tôi sẵn lòng nhận anh ta vào nhóm của tôi, sẽ cùng làm việc với anh ta nếu anh ta bằng lòng.
HỘI THẨM CHIAGLƯI: Có thể lúc nào đấy chính bà nhìn thấy anh ta làm thơ hoặc anh ta sử dụng lao động của người khác?
GRUĐINHINA: Tôi không nhìn thấy Brôđxki ngồi và viết như thế nào. Vả chăng tôi cũng không nhìn thấy Sôlôkhốp ngồi ở bàn viết và viết như thế nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là...
CHÁNH ÁN: Không cần thiết so sánh Sôlôkhốp và Brôđxki. Chẳng lẽ bà không giảng giải cho lớp trẻ hiểu Nhà nước đòi hỏi lớp trẻ phải đi học? Chính Brôđxki chỉ mới lớp bảy.
GRUĐINHINA: Khối lượng kiến thức ở anh ta rất lớn. Tôi tin điều đó khi đọc bản dịch của anh ta.
XÔRÔKIN: Bà đã đọc những bài thơ xấu, thơ con heo ở anh ta chưa?
GRUĐINHINA: Không, không bao giờ.
TRẠNG SƯ: Đây là điều tôi muốn hỏi bà, thưa nhân chứng. Những tác phẩm của Brôđxki voà năm 1963 là như sau: những bài thơ trong tập "Rạng Đông ở Cuba", những bản dịch thơ Gantrinxki (Sự thật, còn chưa xuất bản); những bài thơ trong tập "Các nhà thơ Nam Tư", những bài hát và bài báo trong tạp chí "Đống lửa". Có thể coi những việc đó là lao động nghiêm túc không?
GRUĐINHINA: Quả như thế, không có gì nghi ngờ cả. Đó là một năm đầy ắp công việc, còn tiền của hoạt động đó có thể chưa được thanh toán hôm nay và một vài năm về sau. Thật không đúng khi xác định lao động của nhà thơ trẻ bằng khoản nhuận bút anh ta nhận được trong một thời gian nhất định. Tác giả trẻ có thể gặp phải thất bại, có thể buộc phải làm việc lâu dài thêm. Có một chuyện vui như sau: cái khác nhau giữa tên ăn bám và nhà thơ trẻ là ở chỗ: tên ăn bám không làm mà vẫn ăn, còn nhà thơ trẻ thì làm nhưng không phải lúc nào cũng có ăn.
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không vừa lòng với ý kiến đó của bà. Trên đất nước của ta mỗi người thu nhập theo lao động của mình, vì vậy không thể cso việc anh ta làm nhiều mà hưởng thụ ít. Trên đất nước của chúng ta, những thiện cảm lớn là dành cho các nhà thơ trẻ mà bà nói rằng họ đói. Vì sao bà nói rằng các nhà thơ trẻ không có ăn?
GRUĐINHINA: Tôi không nói như vậy. Tôi đã rào trước đấy là chuyện vui trong đó có một phần sự thật. Các nhà thơ trẻ thu nhập rất khác nhau.
CHÁNH ÁN: Thế đấy, việc đó phụ thuộc ở họ. Không cần giải thích cho chúng tôi chuyện đó. Được rồi, bà đã giải thích lời của bà là chuyện cười. Chúng tôi tiếp nhận thông báo đó.
(gọi nhân chứng mới - Etkinđơ, Ephim Grigôrêvích)
CHÁNH ÁN: Hãy đưa cho chúng tôi chứng minh thư của ông, bởi vì họ của ông rất khó phát âm (cầm lấy chứng thư) Êtkinđơ... Ephim Ghecsêvích... Chúng tôi nghe ông.
ẾTKINĐƠ (hội viên Hội nhà văn, giảng viên Học viện mang tên Ghecxen): Công tác xã hội học, văn học của tôi liên quan tới việc bồi dưỡng những người dịch trẻ, tôi thường phải đọc, nghe những bản dịch của những người hoạt động Văn học trẻ. Cách đây một năm tôi được làm quen với công việc Brôđxki. Đó là những bản dịch về nhà thơ Ba Lan nổi tiếng Gantrinxki, những bài thơ mà ở nước ta còn ít được biết đến và gần như chưa ai dịch. Tôi cảm thấy một cách mãnh liệt tính rực rỡ của hình tượng thi ca, tính âm nhạc, niềm đam mê và sức mạnh thi ca. Điều làm tôi sửng sốt là Brôđxki tự mình nghiên cứu tiếng Ba Lan không nhờ bất cứ sự giúp đỡ nào. ANh ấy đọc thơ Gantrinxki bằng tếing Ba Lan với niềm say mê như thế nào thì anh đọc những bản dịch tiếng Nga của mình cũng say mê như vậy. Tôi hiểu tôi đang làm việc với con người có thiên tứ rất quý và - điều cũng không kém quan trọng - năng lực làm việc và sự siêng năng. Tôi có dịp may đọc những bản dịch chậm hơn đã củng cố cho tôi những suy nghĩ đó: Chẳng hạn những bản dịch từ nhà thơ Cuba Phécnăngđét đã được in trong sách "Rạng Đông ở Cuba" và từ các nhà thơ Nam Tư hiện đại được in trong tuyển tập của Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tôi đã nói chuyện nhiều với Brôđxki và kinh ngạc về trí thức của anh trong lĩnh vực văn học Mỹ, Anh và Ba Lan.
Dịch thơ - đó là công việc khó khăn nhất, đòi hỏi nhiệt tình, tri thức, tài năng. Trên con đường đó vô số điều không may có thể có thể đón đợi người làm văn học, còn thu nhập vật chất đó là chuyện xa xôi. Có thể một số năm dịch thơ mà không kiếm được một rúp nào. Thứ lao động đó đòi hỏi sự hy sinh của tình yêu với thi ca và với lao động của mình. Viện nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá của dân tộc khác - tất cả cái đó không thể được ngay một lúc. Tất cả những gì mà tôi biết về công việc Brôđxki đã làm tôi tin rằng trước mặt anh ta, trong tư cách nhà thơ - dịch giả, là cả một tương lai to lớn. Điều đó không chỉ là ý kiến của tôi. Văn phòng tiểu ban dịch thuật được tin nhà xuất bản huỷ bỏ hợp đồng đã ký với Brôđxki đã thông qua nghị quyết với sự nhất trí của tất cả mọi người yêu cầu giám đốc nhà xuất bản thu nạp Brôđxki vào công việc, lặp lại hợp đồng với anh ta.
Tôi biết đích xác rằng Macxắc, Trucôpxki, những uy tín lớn nhất trong lĩnh vực dịch thơ cũng xác nhận những ý kiến như vậy, đó là...
CHÁNH ÁN: Anh chỉ nên nói về mình.
ẾTKINĐƠ: Brôđxki cần được tạo điều kiện làm việc như một nhà thơ dịch giả. Sống xa thành phố lớn, nơi không hề có quyển sách cần thiết, không có môi trường văn học, điều đó rất khó khăn dường như khong thể làm việc được. Tôi nhắc lại, với lòng tin sâu sắc của mình rằng trên con đường đó một tương lai lớn lao đang đợi anh ấy. Cần phải nói rằng tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy thông báo "Phiên toà xử tên ăn bám Brôđxki".
CHÁNH ÁN: Chính ông đã biết đến tổ hợp từ đó.
ẾTKINĐƠ: Tôi biết. Nhưng không bao giờ nghĩ rằng tổ hợp từ đó sẽ được toà án tiến hành. Xét về kỹ thuật làm thơ của Brôđxki, chẳng có gì ngăn trở anh ta dừng làm bừa, anh ta có thể dịch hàng trăm câu nếu anh ta làm việc dễ dãi. Còn việc kiếm ít tiền không có nghĩa anh ta không yêu lao động.
CHÁNH ÁN: Vì sao anh ta không đứng trong một tập thể nào?
ẾTKINĐƠ: Anh ta thương lui tới trong các cuộc hội thảo dịch của chúng tôi...
CHÁNH ÁN: Thôi đi, các cuộc hội thảo...
ẾTKINĐƠ: Anh ta tham gia các cuộc hội thảo đó với suy nghĩ...
CHÁNH ÁN: Nhưng nếu chẳng có suy nghĩ gì (tiếng cười trong phòng) Tôi muốn hỏi vì sao anh ta không vào một hội nào?
ẾTKINĐƠ: Chúng tôi không có hội viên, vì vậy tôi thể nói "vào". Anh ta đến với chúng tôi, đọc các bản dịch của mình.
CHÁNH ÁN: (nói với Ếtkinđơ): Ông có hay mắc phải hiểu lầm, ngộ nhận trong công tác, trong cuộc sống riêng không?
ẾTKINĐƠ: (ngạc nhiên): Không. Hơn nữa hai hôm nay tôi không đến trường đại học. Có thể có cái gì xảy ra ở đó.
(Câu hỏi làm cử toạ và rõ ràng, cả người làm chứng, cảm thấy khó hiểu)
CHÁNH ÁN: Vì sao khi nói về kiến thức của Brôđxki, ông chỉ dựa vào văn học nước ngoài? Vì sao ông không nói về nền văn học chúng ta?
ẾTKINĐƠ: Tôi nói đến anh ta với tư cách anh ta là người phiên dịch và vì vậy phải quan tâm tri thức của anh ta trong lĩnh vực văn học Mỹ, Anh, Ba Lan. Những nền văn hoá đó là vĩ đại, đa dạng và sâu sắc.
XMIẾCNỐP (Nhân chứng buộc tội, phụ trách Nhà quốc phòng): Tôi không quen với Brôđxki, nhưng tôi muốn nói rằng nếu tất cả các công nhân chỉ vun vén các giá trị vật chất như Brôđxki, còn lâu chúng ta mới xây dựng được chủ nghĩa cộng sản. Lý trí, đó là vũ khí nguy hiêể đối với người sở hữu nó. Mọi người nói rằng anh ta thông mình và gần như một thiên tài, Nhưng chẳng ai nói anh ta là con người như thế nào. Lớn lên trong gia đình nhêìu trí thức, anh ta chỉ có trình độ văn hoá lớp bảy. Ngay những người có mặt ở đây có ai muốn con trai mình chỉ có trình độ lớp bẩy? ANh ta không gia nhập quân đội bởi vì là người duy nhất nuôi dưỡng gia đình. Nhưng con người nuôi dưỡng gia đình là như thế nào? Ở đây người ta nói anh ta là dịch giả tài năng, nhưng tại sao không ai nói rằng trong đầu anh ta rất nhiều cái rối rắm? Cả những dòng thơ chống Xô Viết
BRÔĐXKI: Điều đó là dối trá.
XMIẾCNỐP: Anh ta cần thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Tôi buộc phải nghi ngờ sự chứng nhận mà người ta đã cấp cho Brôđxki ở bệnh viên tâm thâầ. Ở đây những người khả kính bắt đầu lên tiếng khẩn thiết và đòi hỏi - Ôi, chúng ta hãy cứu lấy chàng trai trẻ! Anh ta cần được chạy chữa bằng lao động cưỡng bách, chỉ có lao động cưỡng bách thôi, không có một ai, một người bạn khả kính nào có thể giúp được anh ta. Cá nhân tôi không biết anh ta. Tôi không biêt những điều người ta viết trên báo chí về anh ta. Ngay cả những giấy chứng nhận. Tôi buộc phải nghi ngờ cả giấy chứng nhận y tế cho phép anh ta khỏi phục vụ trong quân đội. Tôi không phải thầy thuốc nhưng tôi buộc mình phải nghi ngờ.
BRÔĐXKI: Khi người ta cho tôi hoãn dịch như kẻ nuôi dưỡng duy nhất trong gia đình là lúc bố tôi ốm, ông nằm liệt sau cơn nhồi máu, chỉ còn tôi là người làm việc và kiếm tiền. Rồi sau đó tôi bị ốm. Ông làm sao biết tôi mà nói về tôi như vậy?
XMIẾCNỐP: Tôi biết từ quyển nhật ký của anh.
BRÔĐXKI: Căn cứ vào đâu?
CHÁNH ÁN: Tôi tước bỏ câu hỏi này!
XMIẾCNỐP: Tôi đã đọc thơ anh ta.
TRẠNG SƯ: Hoá ra câu chuyện lại là những bài thơ không thuộc về Brôđxki. Do đâu mà ông biết được những thứ ông đã đọc chắc chắn là thơ anh ta? Chắc là ông đã nói về những bài thơ chưa được in.
XMIẾCNỐP: Tôi biết hết thẩy.
CHÁNH ÁN: Người làm chứng Lôgunốp!
LÔGUNỐP (Phó giám đốc quản trị nhà bảo tàng Écmitagiơ): Tôi không quen Brôđxki. Lần đầu tiên tôi gặp anh ta ở đây, tại toà án. Anh ta đã sống vậy thì đây là điều không gì hơn dành cho anh ta. Tôi không ghen tỵ với các vị bố mẹ đã có đứa con tria như vậy. Tôi làm việc với các nàh văn, thường xuyên giao tiếp với họ. Tôi so sánh Brôđxki với Ôlếch Sếchtinxki. Ôlếch thì tham gia đội tuyên truyền cổ động, anh ấy tốt nghiệp trường tổng hợp Lêningơrát và trường tổng hợp Xôphia. Ôlếch cần làm việc ở hầm mỏ. Tôi muốn nêu lên phương án, rằng cần phải lao động, hiến dâng tất cả tri thức văn hoá, Và những bài thơ mà Brôđxki làm được, chỉ lúc đó phải chăng mới là thơ ca thực sự. Brôđxki cần phải bắt đầu cuộc đời mình theo lối mới.
TRẠNG SƯ: Dù sao cũng cần để các nhân chứng trình bày các sự kiện. Đằng này họ...
CHÁNH ÁN: Lát nữa bà có thể đưa ra những đánh giá về lời khai của nhân chứng. Nhân chứng Đênixốp!
ĐÊNIXỐP (thợ đặt đường ống): Tôi không quen biết Brôđxki. Tôi biết đến anh ta từ những bài viết trên báo. Tôi phát biểu với tư cách một công dân và đại biểu xã hội. sau khi đọc những phát biểu trên báo chí tôi phẫn nộ về các tác phẩm của Brôđxki. Tôi muốn biết về quyển sách của anh ta. Tôi đến thư viện - anh ta không có sách. Tôi đã hỏi những người quen họ có biết anh ta không. Không, họ không biết. Tôi là công nhân. Trong đời mình tôi chỉ thay đổi việc hai lần. Còn Brôđxki? Tôi không hài lòng về lời khai của Brôđxki rằng anh ta biết nhiều nghề. Không có một nghề nào lại có thể học trong một thời hạn ngắn như vậy. Mọi người nói rằng Brôđxki tự coi mình như một nhà thơ thế nào đó. Vì sao anh ta không phải hội viên hội nào cả? Phải chăng anh ta khong tán thành chủ nghĩa duy vật biện chứng? Chính Ăngghen cho rằng lao động tạo ra con người. Còn Brôđxki không thoả mãn công thức đó. Anh ta xem xét theo một cách khác. Có thể anh ta rất tài năng nhưng tại sao anh ta không đi theo con đường văn học của chúng ta? Vì sao anh ta không làm việc? Tôi có thể nêu ý kiến rằng, với tư cách một công nhân tôi không bằng lòng hoạt động lao động của anh ta.
CHÁNH ÁN: Nhân chứng Nicôlaiep!
NICÔLAIEP: (người về hưu): Tôi không quen biết Brôđxki. Tôi có thể nói tôi biết anh ta ba năm nay về chỗ anh ta gieo ảnh hưởng nguy hại đối với các người bạn cùng lứa tuổi của mình. Tôi là người cha. Bằng vào chính mình tôi tin rằng, thật là gay go đến đâu nếu mình có đứa con trai không chịu làm việc như vậy. Con trai tôi nhiều lần đọc thơ Brôđxki. Một trường ca 42 chương và những bài thơ lẻ. Tôi biết Brôđxki qua Umanxki. Y là kẻ chống Xô Viết rất bất trị. Nghe lời Brôđxki tôi hiểu ngay đứa con trai tôi. Nó cũng nói mình là thiên tài. Cũng như Brôđxki nó không muốn làm việc. Những kẻ tương tự như Brôđxki và Umanxki đều gây ảnh hưởng tai hại đến bạn bè của chúng. Tôi ngạc nhiên cho bố mẹ của Brôđxki. Rõ ràng họ đã phụ hoạ với anh ta. Họ hoà nhịp một bè với anh ta. Về hình thức thơ ca thì rõ là Brôđxki có thể làm được thơ. Nhưng những câu thơ đó chẳng đem lại cái gì hơn ngoài cái độc hại. Brôđxki chẳng qua là kẻ ăn bám. Anh ta là tên ăn bám chiến sỹ. Cần hành động một cách không thương xót những loại người như Brôđxki. (Vỗ tay)
HỘI THẨM CHIAGLƯI: Ông cho rằng con mình chịu ảnh hưởng của thơ Brôđxki?
NICÔLAIEP: Vâng
CHÁNH ÁN: Bị ảnh hưởng một cách tiêu cực phải không?
NICÔLAIEP: Phải
TRẠNG SƯ: Từ đâu mà ông biết đó là thơ của Brôđxki?
NICÔLAIEP: Ngay trên tậo giấy, trên đó có đề "Iôxíp Brôđxki".
TRẠNG SƯ: Con trai ông quen với Umanxki?
NICÔLAIEP: Vâng.
TRẠNG SƯ: Vì sao ông nghĩ rằng chính Brôđxki chứ không phải Umanxki đã gieo ảnh hưởng độc hại cho con trai ông?
NICÔLAIEP: Tôi cho rằng: Brôđxki với tên kia cùng một thời. Thơ Brôđxki là nhơ bẩn và chống Xô Viết.
BRÔĐXKI: Ông hãy đọc những bài thơ chống Xô Viết của tôi. Ông hãy kể ra dù một dòng trong đó.
CHÁNH ÁN: Tôi không cho phép trích dẫn.
BRÔĐXKI: Nhưng tôi muốn biết người ta đã đọc những bài nào. Có thể đó không phải của tôi.
NICÔLAIEP: Nếu tôi biết rằng tôi sẽ phát biểu ở toà, tôi sẽ chụp ảnh và mang đến
...
(N.K.Đ dịch)

Nhớ mày!

From: Hà Nội, mùa đông An Nam khốn nạn
To: Sydney, mùa hè Austraylia vui ấm (đúng không?)
2:45am, Hà Nội, ngày 8/12/2006
Mày!
Hôm nay là một ngày kỳ lạ và tao bắt đầu tin vào duyên phận. Từ bé đến tận bây giờ, tao rất ghét viết thư. Với tao, đó là một món quà xa xỉ hay sự trừng phạt của bố hoặc mẹ đối với thói lãnh cảm và vô tình của tao. Hôm nay là một ngày kỳ lạ và tao bỗng dưng đek ngủ được (một phần là tắm đêm và tóc chưa khô, hehe), repeat bài Nhớ của Gạt tàn đầy từ lúc thời gian trễ nải nhảy lò cò sang mùng 8. Tự nhiên. Rất tự nhiên là tao nhớ đến mày. Repeat bài Nhớ của Gạt tàn đầy từ lúc thời gian trễ nải nhảy lò cò sang mùng 8 cho đến lúc này thì tao đek chịu nổi nữa, chui khỏi chăn và mò ra cái PC để viết thư (nhờ hệ thống cable và thành quả của Thời HIỆN ĐẠI) gửi tới mày. Tự nhiên. Rất tự nhiên là tao nhớ đến mày. NHỚ lắm đấy, người anh em!
Tặng Tạ Hoàng Hà - người bạn (tốt), người anh em (tốt) của tao.
NHỚ
(Trình bày: Fullastray)
(Piano dịu ngọt)
Nhớ
những góc phố chân quen hàng cây
những ký ức bay xa tầm tay
và sẽ
mãi gắn bó như chưa hề xa
dẫu sóng gió đi qua đời ta
đợi chờ ngày về ta ôm trong tay, tim ta mê say...
Với khao khát đong đầy
giữ mãi ước mơ này
dẫu cho bao ngày tháng qua đây
Với ánh mắt mong chờ
với khúc hát năm xưa
cho ta mang nỗi NHỚ ...

Sóng
cuốn lớp lớp trôi xa về đâu
nhắn với gió cho ta một câu
rằng sẽ
giữ mãi mãi trong tim ngày xanh
sống ấm áp bên bao người thân
Ngày về đợi chờ, ta đi trong mơ, quên bao ưu tư...
Với khao khát đong đầy
giữ mãi ước mơ này
dẫu cho bao ngày tháng qua đây
Với ánh mắt mong chờ
với khúc hát năm xưa
cho ta mang nỗi NHỚ ...
(Solo guitar da diết mỏng tang trên nền bass chơi vơi chấp chới)
Mày!
Hẳn mày còn nhớ ông Hải, tiếng Anh giỏi nhất cái lớp trình độ A thổ tả ở trường Ngô Sỹ Liên mà tao với mày đú đởn theo đòi hồi năm I phải ko? Chính ông ý viết lời bài này đấy. Hay nhỉ? Giản dị và âm thầm reo vào lòng tao NỖi NHỚ, mày ah. NGƯỜI ANH EM!
Mày!
Tao chưa bao giờ tự hỏi quen mày thế nào, chơi với mày từ bao giờ và khi nào thì coi nhau như Anh Em. Mày hiểu giá trị của từ Broz với tao thế nào đúng ko? Mà vứt mịe nó cái thứ tiếng Anh giả cầy mà tao đang phát chán cũng như mày đang phải trực tiếp dùng nó thay tiếng Mẹ đẻ đi. NGƯỜI ANH EM!
Mày!
Ký ức của tao về mày rất lộn xộn cũng như cái tính khí thất thường của tao vậy. Tao nhớ lắm những ngày đông thật lạnh, tao với mày lại lên Hàng Bông co ro uống trà nóng và ngắm nhìn những cô nàng ĐẸP nhất và NÓNG BỎNG nhất cái xứ Hà Nội nhỏ bé này. Quan trọng: Free. Giờ đây cái ĐẸP thường sánh đôi và quy đổi bằng TIỀN, trong khi tao với mày vẫn thưởng thức mãn nhãn mà duty-free thì thật thú vị, phải không? NGƯỜI ANH EM!
Mày!
Tao vẫn nhớ những chén Bát Tràng men rạn vỡ phế phẩm đựng một nước trà thật xanh, đặc và sóng sánh mùi thơm hương nhài ướp của cái hàng ven hè góc đường đấy. Tao vẫn nhớ thường xưng con với bà cụ móm mém bán trà ở góc đường đấy, ngã tư đấy. Một ký ức quen thuộc phải không? Giờ đây, thỉnh thoảng tao cũng đi qua chỗ đó và cảm thấy nó xa lạ. Bà cụ móm mém ấy đã được thay bằng một bà trẻ hơn và răng cũng chắc chắn hơn nhiều; chén Bát Tràng men rạn vỡ phế phẩm ấy đã được thay bằng chén thuỷ tinh thường tình như bao hàng khác; nước trà thật xanh, đặc và sóng sánh mùi thơm hương nhài ướp ấy đã được thay bằng một vị đắng ngắt, nhạt màu và lợm giọng. Quan trọng: Không MÀY! NGƯỜI ANH EM!
Mày!
Thời học sinh, tao vẫn thường trốn học giờ dạy Nghề cái môn Tin vớ vẩn gì đó, cốt để lấy điểm cộng nếu trượt thi Tốt nghiệp PTTH. Khi ấy, tao sẽ sang nhà mày, tự nhiên leo lên tầng Ba, lục tung đống truyện tranh của mày và thanh thản đánh một giấc ngon lành. Khi ấy, mày và thằng Hải kia đang ngoan ngoãn học thêm tiếng Anh ở dưới nhà. Tao vẫn nhớ cái bộ mặt ánh lên nét ngạc nhiên của bà chị gia sư ấy khi thấy tao mặt câng câng dắt xe vào nhà mày sau khi đã bắt đầu giờ học rồi lại mặt câng câng dắt xe ra khỏi nhà mày trước khi giờ học kết thúc. Tao chưa bao giờ suy nghĩ về thái độ của tao lúc đó. Mày có giận không đấy! NGƯỜI ANH EM!
Mày!
Năm ấy, cũng mùa đông phải không mày? Tao muốn học đàn và tao gọi mày đi cùng tao. Mày cũng chỉ muốn đi cùng tao thôi chứ quan tâm đek gì chuyện đàn sáo đâu, nhỉ? Ấy vậy mà run rủi thế đek nào mà tao với mày đều học, hehe, cái đấy gọi là duyên phận đấy. Và tao bắt đầu tin, thực sự có duyên phận, trong mối quan hệ với mày cũng như một số ít người khác mà tao thực sự coi là bạn bè (không nhiều). Mày học rất khá, tiếp thu rất nhanh, trong khi tao thì lười tập tành và ham mê nhiều thú vui khác. Thế mà cũng trôi qua 2 năm, và cũng 2 năm trôi qua kể từ khi nghỉ học rồi đấy mày nhỉ?
Mày!
Tao nhớ cái buổi chat chit cãi nhau tưng bừng, mk, cãi nhau thì dùng mịe là cãi nhau đi, việc đek gì phải mỹ từ: tranh luận, thảo luận hay trao đổi ý kiến. Những cái đó dành cho bọn đeo mặt nạ tầm thường. Chủ đề: Truyện kiếm hiệp đọc vô lý bỏ con mịe. Hehe. Tao vẫn bảo lưu ý kiến: Truyện kiếm hiệp là một dạng cổ tích mà những nhân vật cổ tích thì dĩ nhiên là khác người phàm rồi. Tiểu tiết. Hehe. Tao đồ rằng thằng con trai nào khi bé con chẳng một lần mơ mình là bậc đại hiệp trượng nghĩa hay chàng lãng tư phong trần tán gái như Don Juan ;)), phải không mày, giống như bọn con gái thủa nhỏ vẫn mơ màng là nàng công chúa mong chờ chàng Hoàng tử Bạch Mã :)). ÔI! Tự nhiên Nhớ Mày quá! NGƯỜI ANH EM!
Mày!
Tao nhớ ngày tiễn mày lên đường TÂY tiến, tao và mày cởi áo giữa đường trao nhau :)) :"> :P. Còn giữ cái áo đó không? Áo của mày giờ thành thương hiệu của tao trên cơ quan rồi đấy :)), hoa, lá, quả na, quả dứa nhất Ban rồi đấy ^^ hehe. Ah, tự nhiên nhớ cả cô bạn cũng đi tiễn mày mà tao "phải" đèo về nhà ý :)). Cô nàng mà mày trốn tao dắt em ý đi xem biểu diễn Flamenco 2 lần ý :)). Tưởng tao không biết ah, mày đúng là thăng bạn tồi, haha. Tự nhiên Yêu Mày quá! NGƯỜI ANH EM!
Mày!
Giờ này mày đang làm gì thế? Tao thì đang cô đơn, cô đơn đến mức nào thì cũng không biết nữa. Tao chưa bao giờ trải qua tình trạng này. Tao chưa bao giờ đi một mình, uống cafe một mình, uống rượu một mình nhiều như thế. Hehe, về đi, Tết về đi, mày sẽ lại đến nhà tao ăn cơm Tết cùng gia đình tao vào mùng 2 nhé. Thông lệ rồi đấy! NGƯỜI ANH EM!
Mày!
Giờ tao chỉ còn nhớ rất không tốt với mày một điều thôi (những thứ khác tao quên sạch rồi, hehe, chắc nhiều quá nhớ đek xuể nhỉ mày nhỉ?). Thuốc lá. Hix, tao chưa bao giờ mời mày hút 1 điếu thuốc nào cả (tất nhiên là sau khi mày hút và cũng quen dần với khói trắng rồi thì chúng ta mời lẫn nhau, nhỉ? :P) Uh, những ngày ngồi mòn mông mòn ghế ở cái quán tệ hại Đinh Tiên Hoàng đấy. Ban đầu là chỉ 4 điếu thuốc Vinataba khét cháy với 2 chén nâu [nóng (mùa đông) và đá (mùa hè) hix, mùa nào thì tao đek nhớ lắm]. Tao 4 - Mày 0. Vài ngày. Tỷ số là 3-1 nghiêng về Hải Xồm. Vài ngày sau, tiền đạo Lão Lão đã có một pha lập công đầy quả cảm, quân bình tỷ số 2-2 cho đội Nguyễn Trung Ngạn. Đội Lò Đúc giận dỗi cương quyết không công nhân tỷ số hoà bất thường này. Thế là 2 đội góp thêm 2k gọi 4 điếu nữa. Kết quả là mày thua toàn diện đấy, nhớ không? Haha! NGƯỜI ANH EM!
Mày!
Uhm, mk, 4:30am rồi, mk, tao phải đi ngủ thôi, mai quần quật như chó cả ngày! Nhanh quá, những ký ức, những kỷ niệm tràn đầy về mày cứ chầm chậm trôi qua trong não bộ của tao như một cuốn phim tư liệu dài dằng dặc vậy :)), haha, vớ vẩn thật, việc đek gì phải văn hoa lá cành vậy phải không, mày? Khi Nhớ, hay nhất, hoa mỹ nhất, tình cảm nhất là khi nói 1 từ đơn giản: NHỚ. Tao NHỚ mày! NGƯỜI ANH EM!
Tao NHỚ mày! NGƯỜI ANH EM!
hì hì, cũng định kết cái lá thư bằng một Hán ngữ sáo rỗng, nhưng như tao viết rồi đấy. Việc đek gì phải thế. Khi nào về, nhớ mua một vài thứ đặc sản bên đó làm quà tặng tao ;)) mà mày biết tao chỉ thích gì rồi đấy! NGƯỜI ANH EM!
Chúc cậu tóc vẫn óng ánh kim, túi vẫn sóng sánh bạc, ...ym vẫn lóng lánh thép nhé ;)) :)) =))! NGƯỜI ANH EM!
Tao
(đã ký tên và điểm chỉ)

Buồn I

Đêm thở hắt đi
vỡ nát cả khoảng trời buồn tẻ chập chờn đen xạm cả giấc mơ
giấc mơ quằn quại đột ngột thả lỏng buông lơi cơ thể ngập chìm trong cái rùng mình
rùng mình khi đêm chưa rã rượi...
Con cá vàng cô độc
ngáp ngáp giữa thinh không thẳng mình mà đớp
không khí từng đám bong bóng nổi giữa trời vỡ vụn ánh đèn đỏ vi vu lách lội qua khe đá hẹp
rùng mình
lạnh
bắt đầu từ ngay chính giữa ngực
rồi đến móng tay hơi dài, ngón tay gầy guộc, nắm tay và cẳng tay tê
mặt tái trắng, môi tím vồ vập lẫn nhau theo nhịp blast drum
chạy thẳng lên tới óc & dựng vài sợi tóc gáy ngái ngủ dậy
lạnh quá
tia nắng cũng lạnh
chùm nắng cũng lạnh
từng míếng vẩy vàng trên mình lục tục rủ nhau đi sám hối
ở trong miệng những con cá vàng khác và
cả cá chép nữa
mới đầu là mắt trái
rồi đến mắt phải
cá vàng da trơn tuột
ko vẩy
ko mắt
đớp bọt nước miếng mồi thơm mùi tanh
để méo rồi héo
cô độc
mặc xác đồng loại
mặc xác thằng hề

lạnh
ngày hôm nay thật lạnh
điếu thuốc đỏ môi, đỏ tay, đỏ bừng khuôn mặt cũng lạnh
câu chuyện phiếm cũng lạnh
ăn nữa đi & ăn hết đi
ngày hôm nay thật lạnh!

Nỗi buồn lạnh đã đành
Nụ cười lạnh đã đành
Sao lạnh thế nhỉ?
Mặt trời lạnh làm cột điện cũng lạnh mà hình như đến cả dòng chữ "Khoan cắt bê tông" cũng đóng băng, đến con chim sẻ đậu dây điện cũng tự làm vỡ mình thành hạt nước nhỏ, chậm chạp bò lên mặt, lên mắt, lên cả áo ai.

Ừ nhỉ,
keyboard lạnh sao đến điếu thuốc cũng lạnh?

Bông hồng của Luis Jorge Borges.

Đêm nay tường nhà tôi không tay.

3/11/2006

Yêu III

Requiem for a DREAM

tôi mơ ánh mắt em trong lần gặp thứ hai, thật ngơ ngác hay dáo dác (lúc em đeo kính), ờ mà hay là em líêc nhìn tôi khi đang lơ đãng bé bỏng trong vòng tay mẹ nhỉ, ờ mà mặc xác những tính từ xa lạ, dớ dẩn và tầm thường đó đi. Tôi mơ em.
tôi tiếp tục mơ em lại những cảm xúc dạt dào em, ngọt ngào em, cái chạm mình nóng bỏng em, đêm lạnh lùng thu em, không gian chết im lìm em, chỉ tiếng tim tôi em, màn đêm vỡ em, hình ảnh tới em, tôi điên em. Tôi mơ em.
tôi mơ mùa thu qua thật nhẹ, dù gió ướt xước tim tôi hai lần, mùa đông đang tới dần, trong gió ầm tràn trề vội vã, những thanh âm keyboard lanh tanh trong đêm tàn chờ sáng, trong màn sương hư ảo của thời gian và không gian vỡ vụn nhão nhét gặp nhau trong màu đen thần thánh. Tôi lại mơ em.
tôi mơ mình say, say trong những giọt nước (dù là nước máy hay nước cống) mà đâu còn phải là nỗi buồn thường trực lúc 5 giờ chiều khi nắng khẽ khọt len lỏi qua khe mành, đậu vào chén, xuyên vỡ nước, tôi cạn trọn nỗi buồn. Nỗi buồn bã lã chã rơi, rơi hết mất rồi, chỉ còn niềm vui là ở lại, là ở lại, là ở lại. Tôi mơ em.
ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngay mai nữa, khác gì nhau? Buồn, mơ màng và hạnh phúc? Ai cầm, ai cản và ai ngăn được tự nhiên, đóng băng, dẫm đạp và lơ đãng? Tôi mơ thấy mình ngơ ngác, dọ dẫm trền con đường màu xanh, lần tìm những cảm xúc, bắt cóc những cảm xúc, nhốt chặt những cảm xúc, vào tim tôi, trên con đường vào tim em. Tôi mỉm cười như thế này này . Ngố ơi là ngố. Ngớ và ngẩn. Thơ lẩn thẩn. Tôi mơ em.
tôi ngố trước mắt em, trong những dòng cảm xúc lãng mạn, trong những câu hỏi bối rối, trong những câu đùa cợt ỡm ờ. Tôi ngẩn trong mắt tôi, thằng con trai 23 tuổi, chập chững, láo liên nhìn đời khinh bạc, đêm dài chìm đắm trong ác mộng và nỗi cô đơn chẳng rõ ràng và miên man trong những điếu thuốc màu trắng. Ngày này qua ngày khác. Nhưng ngày hôm nay khác, ngày mai khác. Sẽ khác. Vì. Tôi đang mơ.
tôi đang phóng sinh mình, thả linh hồn siêu thoát khỏi những khối hình vỡ nát, những mảng màu trắng, đỏ và đen đùa cợt dầy vò trong những giấc mơ. Những giấc mơ lạnh buốt, co quắp, hiển hiện đầy rẫy những xa lạ, ngơ ngác, cô đơn và dần quen thuộc như chẳng thể tách rời. Nhưng như chẳng thể thôi mà. Tôi xa dần những nỗi buồn lơ đãng, những cột điện, mảng tường điệu đàng thăng hoa những "Khoan cắt bê tông" và "Thông tắc bể phốt". Mơ. Đêm nay tôi không mơ. Tôi làm lễ cầu siêu linh hồn tôi ngơ ngác cho giấc mơ buồn vỡ nát thời gian. Tôi mơ về em.

tôi mơ về em.

Tôi

đóng đinh

giấc mơ

về

EM.

14/10/2006

Yêu II

Bỗng trời kia đổ sụp
nổ lụp bụp
cay
cay
[chua] và
như nhỏ giọt
thẳm sâu
một nỗi buồn


Ta muốn

ta muốn
ôm tất cả nỗi nhớ
nỗi nhớ về hình
và bóng ai
trải dài
trên những bức tường
bóng ai loang lổ
khắp những nẻo đường
mà cũng chẳng biết là
thật gần hay
xa xăm nữa

xa quá, hình như là rất xa, rất xa, rất xa ta đi trọn ngày mà không tới
đi trọn đêm mà không tìm được

Ta vẫn chờ
đợi hình bóng ai
dừng lại
đứng chung
hình bóng ta
loang lổ
trên tường
trên con đường
dài
và xa
mà ta chẳng biết

Mệt và mỏi quá, nắng và mưa quá, thất [mất mát]] và thường [tầm thường] quá

Có lẽ ta mộng du, ta chơi với lá và ống bơ quá đáng
để nay

bóng ta
lại loang lổ
nơi góc tưòng
một mình.

Dự cảm, đơn giản, phức tạp.

Ta linh cảm một niềm tin không còn đẹp
Ta nghĩ giản đơn mà hoá thành phức tạp
Phức tạp thật không? Hay ta ngộ nhận và
không nghĩ
không hiểu
cho hình bóng ai
loang lổ
trên tường.

Mệt nhỉ. Đi ngủ thôi. Nhưng ngủ được không. Ngủ đi. Nhưng không muốn ngủ. Ngủ đi mà. Ừ, ngủ. Ngủ dậy là ngày mới. Một ngày [buồn không] mới.
[mất] Ngủ rồi.

29/9/2006

Yêu I

Tôi yêu.
Tôi yêu người Mỹ Latinh đến nao lòng. Yêu cái sự yêu nhau đến nồng nàn và cháy bỏng, yêu cái sự yêu nhau đến cuồng nhiệt mà hoang dại.
Tôi yêu Gabriel Marquez. Yêu cái giọng văn hiện thực mà hư cấu, về những thân phận tình yêu buồn bã nhưng luôn rực cháy yêu thương. Yêu cái lối hành văn dây cà dây muống, dài dòng, phức tạp, u ám nhưng chất chứa đam mê.
Tôi yêu những vần thơ siêu hình, mênh mang trừu tượng. Chỉ có thể cảm bằng hồn chứ không phải những con chữ loằng ngoằng, ngơ ngác, lạ hoắc và khó hiểu. Tôi yêu những bài thơ mà tôi chẳng hiểu gì của Ruben Dario, của Paolo Neruda nhưng tôi rung cảm với nỗi đau và buồn của họ.
Tôi yêu phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh, của những con người ngây thơ nhưng dân tuý, của những thứ chủ nghĩa không tưởng mị dân nhưng lại hiện diện khắp nơi, len lỏi những khu phố nghèo nàn, những nhà chứa bẩn thỉu, những con người cả đời chẳng biết đến ông Marx, nhưng lại biết thế nào là đau khổ, là xã hội điêu tàn. Đơn giản thôi vì tôi cũng là người cánh tả và hâm (mộ) chủ nghĩa xã hội (socialism) nhưng xin đừng nhầm với chủ nghĩa cộng sản (communism).
Tôi yêu Nietzche và ngưỡng mộ Freud, những triết thuyết đọc chỉ thấy buồn ngủ chết mịe nhưng vẫn thấy hào hứng vô cùng dù rằng thật sự là tôi cũng đek hiểu gì.
Và trên tất cả, I'm actually in love 100% with you.

21/9/2006

Em. Đêm. Thời gian

Vui. Vui. Vui. Sao lại vui? Có đek gì mà vui? Công việc ngày một thuận lợi? Học hành cũng hòm hòm? Hay đơn giản là do bố và mẹ quá chán nản và mệt mỏi vì đã không còn ôm được thằng con trai duy nhất trong vòng tay ấm áp yêu thương mà ta thì gọi là nước mắt?
Cảm giác nhẹ nhàng xâm nhập lên cái thân thể mỏi nhừ của lối sống vô điều độ của ta. Ánh sáng lan toả trong đêm dài, gió như mát mẻ hơn, ta cảm thấy dễ ngủ, ngoan ngoãn hơn, tỉnh táo hơn. Bật cười khi đã 3h sáng. Hi vọng không phải thần kinh hoang tưởng của thuốc lá và bóng đêm đem tới. Hi vọng cũng không phải thứ triết lý không rẻ tiền nhưng cũng không thiết thực mà ta đang đau đầu nhồi nhét và chửi bới. "Ta tư duy là ta tồn tại". Mép nhếch lên một góc 25.30 độ tạo thành khẩu hình một nụ cười mỉm. Thời gian. Thời gian. Ta muốn níu kéo thời gian này, thật dài và thật sâu. Mệt mỏi. Mệt mỏi trong xúc cảm từ bao lâu nay dường như bắt đầu cất tiếng nói nhẹ nhàng, mớn trớn, vuốt ve lấy cái thân thể mỏi nhừ của lối sống vô điều độ của ta. Thời gian. Đêm. Em.
Lần đầu tiên trong đời ta viết thơ tình.
Ngượng đỏ cả mặt.
Lần đầu tiên ta viết thơ tình.
Ngày như ngắn lại.
Lần đầu tiên viết thơ tình.
Ta ngơ ngẩn như thằng ngố.
Lần đầu tiên thơ tình.
Đêm không còn màu xám và buồn như thế.
Lần đầu tiên thơ.
Đứa trẻ con trong ta lên tiếng.
Lần đầu thơ.
Khẩu hình nụ cười tươi.
Thơ.
Ta DELETE ngay khi nó ra đời.
Lại khẩu hình nụ cười tươi. Lâu lắm rồi, mới lại có một ý tưởng ngộ nghĩnh. Tự nhiên lại chộp được cái mớ vừa nhét vào đầu mà chỉ chực thò chân để tuột. "Tính ba chiều của không gian và một chiều của thời gian. Không gian có ba chiều: rộng dài và cao. Thời gian có một chiều: Quá khứ-Hiện tại- Tương lai. Lưu ý rằng sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất giữa không gian và thời gian". Ừ, cụ Lenin nói chí lý bỏ mịe ra, trừ việc cụ đek nói về những thứ mình muốn biết. EM.
EM sợ một mình đối diện mùa thu?
Giờ ta không còn cảm giác đó nữa, trong thời gian này, ta hoang tưởng, ta mê mệt, ta man mác những nỗi buồn, những lời nói vô nghĩa từ đầu đến cuối, từ nãy đến giờ. Đúng vậy, đặt sự việc (sự vật) mà ta trải qua trong cái không gian nhỏ bé và thời gian hãn hữu. Thật đẹp. Thời gian. Con gà và quả trứng. Thời gian. Ta muốn giết thời gian. Chất và lượng. Ô hô, ta đang trong giai đoạn quá độ chăng. Hay đơn thuần là ta hoang tưởng. Hay đơn thuần là ta ngộ nhận. Bật cười.
Mà thôi.
Đi ngủ.
Mai là ngày mới.
Thời gian là vô tận và bất tử. Ta giết ngươi hôm nay. Ngày mai người giết ta còn khổ đau vạn lần.
EM. Ta tưởng tượng một khẩu hình.
19/9/2006

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2007

An American in Hollywood-Frank Bidart

Một thằng Mỹ ở Hollywood-Frank Bidart

Sau khi mi bị sói cắn và biến
thành con quỷ chuyên ăn thịt kẻ khác

vào mỗi dịp trăng tròn và bởi vậy, thằng chán đời

muốn chết, mi nghĩ Lòng khao khát muốn chết không phải
là cảm giác tự sát. Nó chối bỏ hành động thông thường. Mi đã


muốn chết ngay khi mới ra đời.

Những lời nói điên rồ-góp thêm vào những thứ chỉ là
của mi, và do vậy sớm-được-lặp-lại,

ảo giác thoáng qua của logic và nguyên cớ.

Mi nghĩ Những gã sống ở đó, trong hình chữ nhật sặc sỡ,
đang điều khiển cuộc sống thật sự của chúng ta! Lũ đó không phải, như chúng ta

buộc phải tới đây, tự cắt rời chân và tay.

Nơi đó, mi nhảy múa như Fred Astaire,
dù tại đây, không giải thích được, mi không thể.

Cống rãnh. Vẫn nước đen

trên tấm gương của ai đó
mà mi đang cúi mặt. Nguồn sống.

(On The New Yorker 17/12 issue)

An American in Hollywood-Frank Bidart

After you were bitten by a wolf and transformed
into a monster who feeds on other human beings

each full moon and who, therefore, in disgust

wants to die, you think The desire to die is not
feeling suicidal. It abjures mere action. You have

wanted to die since the moment you were born.

Crazy narratives—that lend what is merely
in you, and therefore soon-to-be-repeated,

the fleeting illusion of logic and cause.

You think Those alive there, in the glowing rectangle,
lead our true lives! They have not, as we have been

forced to here, cut off their arms and legs.

There, you dance as well as Fred Astaire,
though here, inexplicably, you cannot.

Sewer. Still black water

above whose mirror
you bend your face. Font.

Be Angry at San Pedro-Charles Bukowski

Giận dữ tại San Pedro - Charles Bukowski

Tôi nói với người đàn bà của mình, “Jeffers là
một nhà thơ lớn. nghĩ đến một tựa đề
như Giận giữ tại Mặt Trời. Em có nhận
thấy nó tuyệt vời thế nào không?

“anh toàn thích thứ tiêu cực”. nàng
nói

“tích cực”, tôi đồng ý, cạn nốt cốc
rượu và rót thêm cốc khác.
“trong một trong những bài thơ của Jeffers, không phải bài thơ mặt trời,
người đàn bà này làm tình một con ngựa giống bởi chồng
nàng là một linh hồn phì nộn như thế, và điều này
có thể tin được. rồi người chồng ra ngoài
giết con ngựa giống và con ngựa giống
giết anh ta”.

“em chưa bao giờ nghe nói về Jeffers cả”, nàng
nói.

“em chưa bao giờ nghe nói về vùng Big Sur ư? Jeffers
đã làm Big Sur nổi danh như D.H. Lawrence
đã làm thị trấn Taos nổi danh. khi một
nhà thơ lớn viết về nơi ông ta
sinh sống đám đông chuyển tới và cư
ngụ”.

“hay là anh viết về San Pedro đi”, nàng
nói.

“phải”, tôi nói, “và gần đây em có đọc
những bản thuyết trình không? họ sắp sửa xây
một bến du thuyền ở đây, một trong những cái lớn nhất trên thế
giới, hàng triệu và hàng tỉ dollar,
sẽ có một trung tâm mua sắm
lớn, các du thuyền và các cư xá khắp mọi
nơi!”

“và để nghĩ”, người đàn bà của tôi mỉm cười nói, “rằng anh là người duy nhất
đã sống ở đây trong ba năm!”

“anh vẫn nghĩ”, tôi nói,
thay đổi đề tài,
“em nên đọc Jeffers”.

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/9117/)

Thứ Bảy. Gió và phố đêm.

Tôi đang lặng lẽ ngồi
trước màn hình vi tính
và lặng lẽ diễn dịch
những tiếng hú gào ai
oán và điên loạn của
Allen Ginsberg như là một
ẩn dụ để phóng sinh
một ẩn dụ khác đang
sôi sục không ngừng nghỉ.

Có lẽ những cột đèn là cá thể duy nhất khiến tôi đứng lại
trầm ngâm và không nói
ngắm nhìn những mảnh bụi sao lang thang như vệt xước trong đêm tối
ánh sáng vàng chiếu sáng chân cột đèn
còn bóng người thì lẫn vào bóng đêm
như là một ẩn dụ

có lẽ tôi nên cắt mái tóc dài đen và mượt của mình
rồi thả tung từng sợi
ngắm nhìn chúng mắc vào nhành cây khô trụi và
chẳng nói một lời
tôi và hắn đều chết
như là một ẩn dụ

và kìa
những tiếng vọng
những con đường
những toà nhà
những con phố
tất cả đều mơ hồ
và là những ẩn dụ

rõ ràng

tôi

không biết...

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2007

To Boredom-Charles Simic

Cho nỗi buồn chán-Charles Simic

Tôi là kết quả những ngày Chủ nhật mưa.
Tôi nhìn thời gian bò
trên trần nhà
như con ruồi bị thương.

Một ngày sẽ dài mãi,
nặn những cục bánh mì,
chờ đợi một nhành
cây xơ xác chuyển động.

Sự im lặng sâu thêm,
bầu trời tối đen đi,
khi Bà đan
với quả len đen

Tôi biết Thiên đường thế nào
trong những phòng học vĩnh cửu,
những thiên thần ngồi như lũ trẻ buồn chán
cúi đầu.

(on The New Yorker 10/12 issue)
To boredom

I’m the child of your rainy Sundays.
I watched time crawl
Over the ceiling
Like a wounded fly.

A day would last forever,
Making pellets of bread,
Waiting for a branch
On a bare tree to move.

The silence would deepen,
The sky would darken,
As Grandmother knitted
With a ball of black yarn.

I know Heaven’s like that.
In eternity’s classrooms,
The angels sit like bored children
With their heads bowed.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2007

Who's the hell is Tom Jones?-Charles Bukowski

Thằng quái nào la Tom Jones nhỉ?-Charles Bukowski

Tôi sống với một
cô em 24 tuổi đến từ
Thành phố New York trong
hai tuần-khoảng
thời gian bọn rác rưởi
đình công ở đó, và
một đêm cô nàng
34 tuổi của tôi tới và
nàng nói, “em muốn thấy
tình địch”. Nàng thấy
rồi nàng nói, “Ồ,
cô em thật xinh đẹp!”
sau đó tôi nghe thấy một
tiếng gào của lũ mèo hoang-
như tiếng hú hét và cào
cấu, loài vật bị thương đang rên rỉ,
máu và nước đái...
Tôi say và mặc
quần soọc. Tôi cố
tách họ ra và ngã,
trẹo đầu gối. Rồi
họ đi qua tấm rèm
cửa và xuống cầu thang
và ra phố.
các xe tuần tra đầy cớm
tới. một máy bay trực
thăng lượn vòng vòng trên đầu.
tôi đứng trong phòng tắm
và cười toe toét trong gương.
ở tuổi 55 thì những điều tuyệt diệu như vậy
không thường xảy ra.
bảnh hơn cả vụ náo loạn
ở Watts.
cô nàng 34 tuổi
quay trở lại. nàng vãi đái khắp người
và quần áo nàng
tơi tả và kèm theo nàng là 2 tay cớm
muốn biết nguyên nhân.
kéo quần soọc lên
tôi cố giải thích.

Bluebird-Charles Bukowski

Chim sơn ca-Charles Bukowski

có chú chim sơn ca trong tim tôi
đòi thoát ra ngoài
nhưng tôi quá hung bạo với nó,
tôi nói, hãy ở đó, tao sẽ không
để ai thấy được
mày.

có chú chim sơn ca trong tim tôi
đòi thoát ra ngoài
nhưng tôi nốc whiskey cho nó và rít
khói thuốc lá
và lũ điếm và lũ phục vụ quầy bar
và lũ nhân viên cửa hàng tạp hoá
không bao giờ biết nó đang
ở đó.

có chú chim sơn ca trong tim tôi
đòi thoát ra ngoài
nhưng tôi quá hung bạo với nó,
tôi nói,
ở yên, mày muốn làm
rối tao?
mày muốn phá hoại
công việc?
mày muốn làm tụt doanh số bán sách của tao ở
châu Âu?

có chú chim sơn ca trong tim tôi
đòi thoát ra ngoài
nhưng tôi quá khôn ngoan, tôi chỉ để nó ra ngoài
vài lần trong đêm
khi mọi người ngủ hết.
Tôi nói, tao biết mày ở đó,
nên đừng có
buồn.
rồi tôi nhét nó trở lại,
nhưng nó đang hót một chút
ở trong đó, tôi không thể để nó
chết
và chúng tôi ngủ cùng nhau như
thế
với thoả ước
bí mật của chúng tôi
và điều này vừa đủ để
làm một người đàn ông
khóc, nhưng tôi không
khóc, còn anh
thì sao?

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/137/)

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007

Subject, Verb, Object-James Richardson

Chủ ngữ, Động từ, Tân ngữ-James Richardson

Tôi không là bản ngã, không phải toàn bộ
của những trải nghiệm kỳ lạ của anh
chỉ là, một cách dân chủ,
như mọi người nói,
một dạng phòng khách sạn ven đường,
của anh tới tận cùng-
đó là, trong câu.

Ngôn ngữ, thật sự,
không nghĩ rằng của tôi (I’s) quan trọng,
nhấn mạnh, thậm chí trong
những cách phát âm long trọng-
ví dụ như tôi đã đến
tôi đã thấy tôi đã chinh phục-
những âm tiết khác.

Ồ, đấy là một lỗi kĩ thuật,
chắc chắn, vần
rất-rất-mở
nói dối, khóc, Tôi
rất khó để đính chặt
hơn khí ozone
lỗ hổng trên bầu trời.

Tuy nhiên điều tồi tệ nhất là tính khẳng định gắng sức của nó-
Tôi, tôi, tôi-
ai đó hổn hển leo dốc,
mặt đỏ như dấu hiệu ngừng lại,
đã phát hoảng bởi một bác sĩ
hoặc Anh ấy Cô ấy Nó nào đó
đã ngạc nhiên trong tấm gương kia.

(Subject, Verb, Object by James Richardson on December 3, 2007 The New Yorker issue)

I is not ego, not the sum
of your unique experiences,
just, democratically,
whoever’s talking,
a kind of motel room,
yours till the end—
that is, of the sentence.

The language, actually,
doesn’t think I’s important,
stressing, even in
grandiose utterances—
e.g., I came
I saw I conquered
the other syllables.

Oh, it’s a technical problem,
sure, the rhyme
on so-so-open
lie, cry, I
harder to stitch tight
than the ozone
hole in the sky.

But worst is its plodding insistence—
I, I, I—
somebody huffing uphill,
face red as a stop sign,
scared by a doctor
or some He She It
surprised in the mirror.

I,too, sing America-Langston Hughes

Tôi cũng ngợi ca nước Mỹ-Langston Hughes

Tôi cũng ngợi ca nước Mỹ.

Tôi là người em da đen hơn.
Họ kêu tôi ăn trong bếp
Khi khách đến,
Nhưng tôi cười phá,
Và ăn ngon,
Và lớn nhanh.

Ngày mai,
Tôi sẽ ở cái bàn này
Khi khách đến
Sẽ không ai dám
Nói với tôi,
“Ăn trong bếp”,
Khi đó.

Hơn nữa,
Họ sẽ thấy tôi đẹp nhường nào
Và trở nên xấu hổ--

Tôi cũng là nước Mỹ.

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/2441/)

Love-Pablo Neruda

Tình yêu-Pablo Neruda

Có điều gì đó với em, với chúng ta
Điều gì đó đang diễn ra với chúng ta?
À tình yêu chúng ta là sợi dây thừng thô ráp
làm chúng ta mù quáng làm chúng ta thương tổn
và nếu chúng ta muốn
bỏ lại vết thương,
chia lìa,
nó tạo nút thắt mới và buộc chúng ta lại
làm chúng ta chảy máu và cùng nhau bốc cháy.

Có điều gì đó với em? Anh nhìn em
và anh chẳng thấy gì ngoài đôi mắt
giống như muôn vàn đôi mắt, một cái miệng
lạc lối giữa một nghìn cái miệng mà a từng hôn, thậm chí đẹp hơn,
một cơ thể cũng giống như nhiều cơ thế từng trượt
dưới thân thể anh không để lại kí ức.

Và trống rỗng nhường nào em đã băng qua thế giới này
giống như chai màu lúa mì
thiếu không khí, thiếu âm thanh, thiếu thực thể!
Anh đã vô vọng tìm kiếm ở em
tay anh đã đào bới
thẳm sâu, không ngừng, dưới mặt đất:
dưới da em, dưới mắt em,
không có gì,
dưới bờ ngực vừa vặn của em
một dòng mệnh lệnh kết tinh
đã chảy
mà không biết tại sao nó luôn ca hát.
Tại sao, tại sao, tại sao,
tình yêu của anh, tại sao?

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/394/)

I don't know if you're alive or dead-Anna Akhmatova

Em không biết rằng anh đang sống hay chết-Anna Akhmatova

Em không biết rằng anh đang sống hay chết.
Có thể tìm được anh trên hạ giới,
Hay chỉ những khi hoàng hôn chuyển dần
Sang khóc than thanh thản trong tâm trí em?

Tất cả là dành cho anh: Con chiên cầu nguyện mỗi ngày,
Cái nóng mất ngủ trong đêm,
Và trong những vần thơ của em, bột len
Trắng, và trong mắt em, ngọn lửa xanh.

Không còn ai được yêu thương, không còn ai đau đớn,
Em cũng không, thậm chí
Cả người từng phản bội em cũng không đau đớn,
Thậm chí cả người đã vuốt ve em và đã quên.

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/1/)

Solitude-Anna Akhmatova

Cô đơn-Anna Akhmatova

Họ ném rất nhiều đá về phía tôi,
Nhưng tôi chẳng hề hãi sợ chúng,
Và chiếc hố trở thành tháp cứng,
Nhô cao giữa những tháp cao.
Tôi cám ơn những người thợ xây,
Có thể quan tâm và nỗi buồn trôi qua họ.
Từ nơi đây tôi sẽ thấy bình minh sớm hơn,
Nơi đây tia nắng cuối cùng đang hoan hỉ.
Và trong những cửa sổ phòng tôi
Những làn gió phương Bắc thường thoảng qua.
Và trên tay tôi một chú chim bồ câu đang ăn lúa mạch...
Còn trang viết dang dở của tôi,
Bàn tay ngăm ngăm của Nàng Thơ, thanh thản
Và tinh tế tuyệt trần, sẽ hoàn thành nốt.

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/7/)

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2007

Twenty-first. Night. Monday-Anna Akhmatova

Hai mươi-mốt. Đêm. Thứ Hai-Anna Akhmatova

Hai mươi-mốt. Đêm. Thứ Hai.
Hình bóng đồi capitol trong đêm tối.
Thật vô ích khi – ai biết tại sao –
Viết câu chuyện tình yêu tồn tại dưới hạ giới.

Mọi người tin nó, có thể do lười nhác
hoặc buồn tẻ, và sống phụ thuộc:
họ hăng hái chờ đợi những buổi gặp gỡ, hãi sợ chia li,
và khi họ hát, họ hát tình ca.

Nhưng điều bí mật tự bộc lộ cho ai đó,
và ở họ sự im lặng dịu dần...
Tôi tình cờ nhận ra điều này
và giờ đây dường như tôi mãi luôn chán nản.

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/9/)

You thought I was that type-Anna Akhmatova

Anh đã nghĩ em thuộc kiểu người đó-Anna Akhmatova

Anh đã nghĩ em thuộc kiểu người đó:
Rằng anh có thể quên em,
Và rằng em sẽ van nài và khóc lóc
Và tự buông thả mình dưới móng guốc ngựa hồng,

Hay là em sẽ nhờ những tay phù thuỷ
Với thứ thuốc độc lạ kỳ làm từ cỏ và gửi anh món quà ghê tởm:
Chiếc khăn tay ướp hương yêu quý của em.

Anh là đồ khốn khiếp! Em sẽ chẳng thèm rơi nước mắt
Hay liếc nhìn linh hồn bi nguyền rủa của anh.

Và em thề với khu vườn các thiên thần,
Em thề với tượng thánh huyền diệu,
Và với lửa và khói trong những đêm của chúng ta:
Em sẽ không bao giờ quay lại với anh.

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/12/)

I taught myself to live simply-Anna Akhmatova

Tôi tự dạy mình cách sống giản đơn-Anna Akhmatova

Tôi đã tự dạy mình cách sống giản đơn và sáng suốt,
để nhìn ngắm bầu trời và cầu nguyện Chúa,
và để lang thang lâu trong buổi chiều
để làm mệt mỏi những lo lắng vô ích của mình.
Khi những cây ngưu bàng xào xạc trong khe núi
và từng chùm quả thanh hương trà vàng-đỏ rũ xuống
tôi viết nên những vần thơ hạnh phúc
về sự suy đồi của cuộc đời, suy đồi và đẹp đẽ.
Tôi quay lại. Con mèo lông mịn
liếm lòng bàn tay tôi, rên ư ử ngọt ngào
và chớp lửa sáng bừng
trên tháp canh xưởng cưa bên hồ.
Chỉ tiếng khóc của con cò đậu trên mái
thi thoảng phá vỡ sự lặng im.
Nếu anh gõ cửa nhà em
Thậm chí em còn không nghe thấy.

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/2/)

More than suspect-André Breton

Hơn cả nghi ngờ-André Breton

Những cây sồi đang ốm nặng
Chúng khô héo sau khi rủ nhau ngã
Vào hầm chứa phân sáng rực lúc hoàng hôn
Một tập hợp những cái đầu tướng quân

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/6935/)

Always for the first time-André Breton

Mãi như lần đầu tiên-André Breton

Mãi như lần đầu tiên
Anh mới chỉ biết em bằng ánh mắt
Vào giờ nào đó trong đêm em trở về căn nhà nơi góc cửa sổ anh nhìn thấy
Một ngôi nhà hoàn toàn tưởng tượng
Ở nơi đấy vào một giây sau đó
Trong bóng tối không thể xâm phạm
Anh chờ đợi kẽ nứt quyến rũ hiện ra
Kẽ nứt duy nhất
Ngay bề ngoài và trong tim anh
Anh tiến gần em hơn
Trong hiện thực
Chìa khoá càng hát vang trên cánh cửa căn phòng vô danh
Nơi em xuất hiện đơn độc trước anh
Đầu tiên em hoà tan hoàn toàn vào ánh sáng
Nơi góc khuất rèm cửa
Đó là cánh đồng hoa nhài anh nhìn ngắm lúc bình minh trên con đường trong vùng phụ cận Grasse
Với cái liếc chéo của những cô nàng đang hái hoa
Đằng sau họ cánh hoa đen đang rơi của những cây trần trụi
Phía trước họ một góc vuông ngập tràn ánh sáng chói loà
Bức rèm kéo lên vô hình
Trong sự mê đắm tất cả những bông hoa đang tụ lại
Đó là em trong những níu kéo thời giờ quá lâu không đủ mờ đến khi ngủ
Em dường như em có thể
Vẫn như thế nếu như nhẽ ra anh không bao giờ gặp em
Em giả vờ không biết anh đang ngắm nhìn em
Điều tuyệt vời anh không chắc là em biết
Sự vô tình của em làm anh chảy nước mắt
Hàng đàn sự diễn dịch vây quanh mỗi cử chỉ của em
Đó là một cuộc săn đuổi mật ngọt
Có những chiếc ghế xích đu trên boong tàu có những nhành cây có thể cào xước mặt trong rừng
Trong một ô kính của hàng trên con đường Notre-Dame-de-Lorrette hoa cửu lý
Có cặp chân vắt chéo đáng yêu trong đôi tất dài
Chói loà trong tâm điểm nhành ba lá trắng muốt
Có một bậc thang lụa cuốn quanh cây thường xuân

Bởi anh đang dựa lưng vào vách đá
Khi sự xuất hiện của em và sự vắng mặt của em trong hỗn hợp vô vọng
Bí mật anh tìm thấy
Khi yêu em
mãi như lần đầu tiên

(nguồn: http://plagiarist.com/poetry/poets/10/)

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2007

A Generation-Gu Cheng

Một thế hệ - Cố Thành

Thậm chí với đôi mắt đen này, quà tặng của đêm tối
Tôi đi tìm ánh sáng chói loà.

Even with these dark eyes, a gift of the dark night
I go to seek the shining light

黑夜給了我黑色的眼睛
我卻用它尋找光明

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2007

An Eastern Ballad-Allen Ginsberg

Một bản ballad phương Đông-Allen Ginsberg

Tôi nói đến tình yêu vừa hiện ra;
Mặt trăng thủy chung, dù mù loà;
Nàng trầm tư nàng không thể nói.
Quá quan tâm làm nàng trống trải.

Tôi không nghĩ biển sâu như thế,
Trái đất tối tăm, giấc ngủ tôi dài,
Tôi đang thành một đứa trẻ khác.
Tôi tỉnh giấc thấy thế giới hoang vu.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2007

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2007

Mad Sonnet 1&Love Lion-Michael McClure

Bản Sonnet điên 1

NHỮNG LÔNG VŨ CỦA TÌNH YÊU MÀU ĐEN! NHỮNG LÔNG VŨ CỦA TÌNH YÊU MÀU ĐEN!
VÀ THANH NHÃ! ÔI!
và toả sáng như những lông vũ hình đôi mắt lũ thoái hoá của một con chim công
với ánh sáng tím và vàng trong màu đen kịt.
Chúng BẮN TUNG từ thân thể của Người yêu.
Những chong chóng gió lay động trong không khí.
__________________________________
VÀ TA KHÔNG MUỐN NHỮNG LÔNG VŨ ĐEN HAY ĐỚN ĐAU TỘT CÙNG... VÀ TA KHÔNG
MUỐN ĐẦU HÀNG. Và ta muốn tranh đấu huy hoàng
để cho đi Tình Yêu thuần khiết
nhất mà ta có thể
với trái tim rộng mở.
Tình yêu,
Ta chưa từng thấy em trước đây và giờ em
đẹp hơn cả một chiếc lông vũ!

Trang nghiêm, đang sải bước vào Không gian và ấm áp... (Những
bộ ngực con người của em!)
HÃY ĐỂ ANH LÀM NỤ CƯỜI VÀ GƯƠNG MẶT HÌNH TRÁI TIM CỦA EM BẤT TỬ
-------------------------------
ĐÔI MẮT XÁM CỦA EM LÀ NHỮNG GÌ CUỐI CÙNG ANH ĐẾN CÙNG MÀU NÂU CỦA ANH! VÀ CẶP MÔNG CAO CỦA EM, và mái tóc hoang dại của em
mà một người phụ nữ có – như một con cừu. Và đức hạnh đó
mà em là!

* * *

Sư tử yêu
ÔI NGƯỜI TÌNH KHỐN KHIẾP ĐANG GÀO LÊN HÂN HOAN -- TA, NHÂN SƯ! TA RÊN RỈ, TA, TRÊN NHỮNG BỘ NGỰC HÌNH NÓN
& những bắp vế đung đưa!

--VÀ GỬI NHỮNG Ý NGHĨ CỦA TA VÀO MỘT VŨ TRỤ ĐƯỜNG
ĐEN HƠN! Mặt ngươi là một Trái tim quá nhầu nhĩ méo mó để trừng phạt cái đẹp khi ngươi tới.
khoảng cách từ những ngón chân đến những bắp về là một triệu dặm!
(Cơ thể của chúng ta đập nhịp bộ phim cuối cùng
chậm chạp ố nhơ bởi hai tảng mây thịt nhập làm
một – và Vật dưới tấm vải liệm được chắp nối
bằng những cái miệng đang hôn.)

ÔI!
ÔI!
Và anh là con thú giản đơn nào đó với cơ bắp lực lưỡng, sự bất tử đáng yêu!
NHỮNG TẤM CHĂN TRẮNG.
GỐI MỀM.
CHÚA ƠI TA GHÉT LỐI TRUNG DUNG LÀM SAO!
Mắt ngươi! Mắt ngươi!
(Trích từ thi tập "Star"-1970)