Thứ Ba, 29 tháng 4, 2008

Bí ẩn về con chó lúc nửa đêm

Book: Bí ẩn về con chó lúc nửa đêm (The Curious Incident of the Dog in the Night-time), 269 trang
Author: Mark Haddon
Translator: Phạm Văn
Publisher: Nhã Nam - NXB Văn học 2007
Price: 38k VND
Note:
- đọc một mạch trong 3 giờ, dù khá bận nhưng vẫn đọc, có lẽ do hấp dẫn.
- mô tả tâm lý chi tiết, khoa học về một cậu bé mắc chứng tự kỷ ám thị (Asperger's Syndrome). Ít nói, lầm lì, nhút nhát, hành vi bạo lực bộc phát...
- có thể do mình ko mắc chứng này nên một số đoạn mô tả tâm lý nhân vật gây ức chế kinh khủng, hoặc gia đình mang một ý nghĩa cao cả với mình.
- kể chuyện đan xen nhiều sự kiện, thời gian trộn lẫn quá khứ hiện tại, đưa vào nhiều kiến thức khoa hoc, nhất là toán học. Phụ lục là nguyên lời giải một bài toán. Văn phong (bản dịch, chưa ngó bản gốc) khô khan, chính xác như một văn bản khoa học (biểu đat trạng thái tâm sinh lý bất thường của nhân vật) nhưng vẫn hấp dẫn với lớp vỏ trinh thám.
- Thú vị.

Cheung Gong 7 hou

Tittle: Cheung Gong 7 hou (International: CJ7)
Director: Stephen Chow
Running time: 86m
Country: HongKong
Release: 2008
Genre: Comedy/Drama/Sci-Fi
My comment (maybe contains spoilers):
Tôi có cảm giác bộ phim này, cùng với Kungfu Hustle, là hai giấc mơ dài của "ông già" Châu Tinh Trì, muốn quay trở về những mơ ước tuổi thơ của mình thì phải. Nếu như ở Kungfu Hustle là nhân vật siêu anh hùng, đại hiệp trượng nghĩa, võ thuật đầy mình, công phu cao ngất ngưởng [hồi nhỏ tôi cũng thường mơ mình là một nhân vật chính trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung tiên sinh), thì ở CJ7 lại là nhân vật ngoài hành tinh (alien), liên quan đến khoa học, công nghệ, vũ trụ... (đề tài ưa thích của các bé trai). Dĩ nhiên đây là một bộ phim dành cho trẻ con, thế nên nó không chỉ mang tính comedy nhẹ nhàng, không quá thô kệch như thì quá khứ của Châu Tinh Trì, mà còn thể hiện tư tưởng nhân văn nữa. Một dạng Dreams come True. Một bộ phim khá của Châu trên cương vị đạo diễn.
My rate: 7.0/10

Akumu Tantei

Tittle: Akumu Tantei (International: Nightmare Detective)
Director: Shinya Tsukamoto
Running time: 106m
Country: Japan
Release: 2006
Genre: Horror/Thriller
My comment (maybe contains spoilers):
Bộ phim thứ ba tôi được xem của đạo diễn/diễn viên Tsukamoto sau Snake of JuneBullet Ballet. Và phong cách của Tsukamoto vẫn vậy, không đổi theo thời gian: điên khùng, bệnh hoạn. và siêu thực. Lối quay và dựng phim theo kiểu Shaky-cam (MTV), khung hình rung bần bật, luôn tạo cho tôi cảm giác thú vị. Tuy nhiên, điều tạo ấn tượng với tôi nhất trong bộ phim này (dù thành thật mà nói là nó sút kém đôi chút so với Snake of JuneBullet Ballet kể cả về độ điên) là ý tưởng trong sâu thẳm của cõi vô thức, con người luôn luôn mang một ẩn ức: tự tử, bất chấp họ có ý thức được nó hay không. Đôi lúc trong tôi cũng xuất hiện ham muốn này, nhưng rất may là tôi kiềm chế được bằng những suy nghĩ tích cực hơn, nó hoàn toàn khác trong phim khi nhân vật do Tsukamoto thủ vai hỗ trợ những người muốn tự sát bằng cách giết chết họ qua giấc mơ liên thông giữa hắn và nạn nhân để đạt khoái cảm . Trong giấc mơ, họ bị giết. Ở đời thực, họ tự đâm mình đến chết. Bất kể tầng lớp giai cấp, địa vị xã hội. Nói như vậy không có nghĩa là Tsukamoto cổ xuý cho việc tự giải thoát, mà ở đây, theo tôi, ông muốn chỉ cho chúng ta nhìn nhận được những điểm yếu nhất của con người mà bình thường nó ẩn nấp đâu đó trong suy nghĩ mà những lo toan cuộc sống lấp khuất. Và một chân lý luôn đúng: Người mạnh nhất là người chiến thắng.
Highly recommended!
[Shinya Tsukamoto binh thường trông rất... bình thường, thậm chí có thể nói là hơi bị... ngu ngơ, nhưng khi diễn, anh điên một cách rất... bất thường (đặc biệt là đôi mắt). Điều này hoàn toàn trái ngược với Takashi Miike (tôi còn nhớ rất rõ ấn tượng về Miike, trong special features của DVD Audition, phần interiview tại Rotterdam International Film Festival, Miike ngồi trong một căn phòng - có thể là phòng khách sạn, tối thui, ngoài ánh sáng hắt qua cửa sổ từ building đối diện, với cái đầu trọc, gương mặt xương xẩu, đeo kính đen, quần áo đen - đại khái man in black, với những làn khói thuốc xanh lét uốn éo bốc lên. So sick and impressive. Both of them are very very great actors/directors of Asian Extreme Cinema]
My rate: 7.5/10

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2008

Sum yuen

Tittle: Sum yuen (International: Forest of Death)
Director: Danny Pang
Running time: 98m
Country: Hongkong
Release: 2007
Genre: Horror
My comment (maybe contains spoilers):
Một bước thụt lùi rất lớn nếu so với Bangkok Dangerous. Dường như khi rời xa người anh em song sinh Oxide Pang, Danny Pang không thể hiện được gì nhiều. Một bộ phim kinh dị tầm thường, dù ý tưởng của bộ phim là khá hay và chủ đề tự tử là mối quan tâm ưa thích của tôi.
(Thư Kỳ trong phim trông xấu điên và già đau đớn, Trịnh Y Kiện vẫn vậy, không khá hơn là bao nhiêu, có vẻ vai diễn Trần Hào Nam trong Người trong giang hồ-Young and Dangerous là đỉnh cao nhất của anh rồi).
My rate: 3.5/10

Tiempo de Valientes

Tittle: Tiempo de Valientes (in English: In Probation)
Director: Damian Szifrón
Running time: 112m
Country: Argentina
Release: 2005
Genre: Comedy/Crime
My comment (maybe contains spoilers):
Một bộ phim hài hành động hấp dẫn của Argentina. Tôi không rõ lắm đây có phải là một sự phỏng nhại đối với bộ phim True Lies hay không, song trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh của Arnold Schwarzenegger, dĩ nhiên dưới bộ dạng của một anh bác sỹ tâm lý. Những tình huống hài hước đầy bất ngờ. Dù cảm thấy In Probation nhang nhác như một sản phẩm của Hollywood (giả tạo, lên gân), song lại cho một cảm xúc rất thật, bởi nó đúng suy nghĩ của tôi [chủ quan] về tình hình chính trị-xã hội Mỹ Latin hiện tại: chính quyền tham nhũng, cảnh sát biến chất,v.v... Một bộ phim đáng xem, dù không thuộc loại must-see, nhất là khi bạn cần relax đôi chút, và để cười.
My rate: 6.5/10

Wild Zero

Tittle: Wild Zero
Director: Tetsuro Takeuchi
Running time: 98m
Country: Japan
Release: 2000
Genre: Action/Horror/Sci-Fi/Romance
My comment (maybe contains spoilers):
Wild Zero thuộc Asian cult cinema collection, đo MTV làm sản xuất, được quảng cáo là sự kết hợp tuyệt vời giữa zombie và rock'n'roll. Lẽ dĩ nhiên, đây là 2 ý tưởng hấp dẫn, song những gì thể hiện trong phim cũng giống như việc giao phối giữa lừa và ngựa để ra con la, nhưng quái thai, vậy. Bộ phim này, theo tôi, là overated. Quá tệ hại. Phí thời gian, nhí nhố vớ vẩn không thể chịu nổi.
My rate: 3.0/10 [1.0(âm nhạc: nghe được)+1.0(hình ảnh: phong cách MTV)+1.0(kỹ xảo: đoạn UFO xấu điên, zombie thì hoá trang rất tệ, lộ quá, nhưng mấy đoạn bắn nát đầu thì ok)=3.0]

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2008

Y tu mamá también

Tittle: Y tu mamá también (International: And your mother too)
Director: Alfonso Cuarón
Running time: 105m
Country: Mexico
Release: 2001
Genre: Drama
My comment (maybe contains spoilers):
masterpiece của Alfonso Cuarón, landmark/blockbuster của Mexican Cinema. theo tôi, bộ phim không nói về sex, không nói về coming-of-age (kiểu American Pie), dù các nhân vật chính quẩn quanh chỉ có nói về việc làm tình thế nào, những hình ảnh khoả thân 100% nam lẫn nữ, làm tình, thủ dâm, threesome, bisexual... dường như bộ phim muốn nhấn tới một thông điệp khác, đó có thể là môi trường chính trị, kinh tế đã tác động thế nào tới con người như thế nào và [có thể cả] ngược lại.
phim quay đẹp, diễn xuất tốt, sử dụng nhiều long take [tôi thích kĩ thuật này, bởi, theo tôi, nó thể hiện khả năng sáng tạo, tính sắp xếp tổ chức, chỉ đạo diễn xuất và khả năng diễn xuất của đạo diễn và diễn viên]. một điều nữa về soundtrack [thể hiện rất rõ quan điểm thẩm mĩ và khả năng cảm thụ của đạo diễn] của Y tu mamá también rất hay, đặc biệt là, trong phim, đa số xuất phát từ các thiết bị nghe nhạc chứ không phải nhạc nền.
Highly recommended!
My rate: 8.5/10

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2008

Into the wild

Title: Into the wild
Director: Sean Penn
Running time: 148min
Country: US
Release: 2007
Genre: Adventure/Biography
Review of Roger Ebert (spoilers):
(28/9/2007)
Với những ai đã đọc tiểu thuyết Walden của nhà văn Thoreau, có thời điểm, nhiều khi chỉ kéo dài trong vài giờ hay một ngày, ý tưởng sống cô độc trong một cabin nhỏ bên cạnh ao nước và trồng vài loại đậu nào đó dường như có sức hấp dẫn kỳ lạ. Một số thanh niên, trong đó có tôi, thường kiên nhẫn giải thích cho bạn gái về một cuộc sống thuần khiết và chối bỏ như vậy mới có ý nghĩa hoàn hảo làm sao. Và Christopher McCandless cũng không ở ngoài phương diện đó.
Tác phẩm Into the Wild của John Krakauer, mà tôi đọc với niềm thích thú, kể câu chuyện về một chàng trai 20 tuổi đã tốt nghiệp đại học dự bị và kiếm đủ tiền để học trường luật và, nói theo cách của Mark Twain, đột nhiên rời bỏ tất cả. Anh đi về phía Tây cho đến khi không thể tiến xa hơn được nữa, rồi ngược lên phía Bắc tới mảnh đất hoang vu Alaska. Anh mang theo một số cuốn sách cần thiết để sống sót và về những loài cây dại có thể ăn được, và anh dường như muốn trở thành một hình mẫu kiểu Jack London, mặc dù chẳng mấy quan tâm tới tác giả “To build a fire” (tạm dịch Để gây dựng một ngọn lửa).
Bộ phim chuyển thể xuất thần từ tác phẩm này của đạo diễn Sean Penn rất trung thành với nguyên bản. Chúng ta sẽ gặp Christopher (Emile Hirsch), một người mơ mộng duy tâm, chống đối lại bố mẹ đầy kiêu hãnh của anh (William Hurt và Marcia Gay Harden) và người em gái hay bối rối (Jena Malone).
Anh có điểm số cao ở trường Emory, tương lai trường luật của anh trong tầm tay. Tại sao anh lại biến mất khỏi cuộc sống của họ, tại sao xe ô tô bị bỏ lại của anh được tìm thấy, anh đã ở đâu, và tại sao, tại sao, tại sao?
Anh liên tục ghi chép những điều mà anh tự coi mình trong ngôi thứ ba như là một người cô độc anh hùng, chối bỏ nền văn minh, trở lại với sự bao bọc của tự nhiên. Cách đây nhiều thế kỷ, những người đàn ông như vậy có thể được nhìn nhận như là các vị thánh, ẩn cư nơi hang động hay thiền viện kín đáo, khắc kỷ bản thân đối với mọi khoái lạc ngoại trừ kế sinh nhai. Anh không tự coi mình là vô gia cư mà là người tự do thoát khỏi gia đình.
Trong cuốn sách, Krakauer lần theo dấu vết của anh thông qua trí nhớ của những người anh đã gặp trong chuyến đi. Đó là cả một thành tích đầy ấn tượng để tiếp cận, và phim của Penn khắc hoạ chúng một cách trìu mến với diễn xuất mạnh mẽ. Đó là những người có tuổi trẻ kỳ lạ, đã lo nơi ăn chốn ở, chia sẻ cuộc sống, chỉ bảo và lo lắng khi anh rời bỏ họ để tiếp tục hành trình, mà dường như theo họ, nói một cách chính xác, là bi thảm.
Giờ đây McCandless đổi tên mình thành Alexander Supertramp. Chính sự lựa chọn lối sống đã quyết định cuộc đời anh. Anh đã gặp những con người tương tự như Rainey và Jan (Brian Dieker và Catherine Keener), những hippi còn sót lại vẫn hạnh phúc chối bỏ xã hội, như Wayne (Vince Vaughn), một nông dân nghiện rượu nặng nhưng tốt bụng. Tuy nhiên, mối quan hệ cảm động nhất mà McCandless có là với Ron (Hal Holbrook), một ông già nhìn nhận anh một cách rõ ràng và thấu hiểu, và bắt đầu nghĩ anh như một đứa cháu bướng bỉnh. Christopher trình bày với ông già, người đã chứng kiến tất cả, về những thứ anh nhung nhớ và yêu cầu ông theo anh lên một sườn đồi dốc đứng để ngắm nhìn chân trời mới. Ron đã thực hiện, dù trước đó ông thừa nhận rằng không còn đủ sức khoẻ.
Và rồi McCandless tan biến khỏi bản đồ trí nhớ, tại Alaska khắc nghiêệ. Vâng, cảnh đó thật đẹp. Đấy là tất cả những gì anh hằng mơ tưởng. Anh tìm thấy một chiếc xe bus bỏ hoang ở nơi không thể có và coi đấy như nhà mình. Anh đi săn, không thành công lắm. Anh sống với mảnh đất đó, song đây là một cơ chế hoạt động không nhân nhượng. Từ ghi chép và những thứ khác của McCandless, Penn đã tái dựng chúng trong phim ở những tuần cuối. Emile Hirsch thể hiện hình ảnh Candless một cách mê hoặc, đột ngột trở nên gày guộc, mắt anh dù chìm trong hộp sọ song vẫn bừng cháy nhiệt thành. Đó là một diễn xuất tuyệt vời, thậm chí còn hơn cả diễn xuất.
Đây là một bộ phim nghiêm túc, đầy hồi tiếc và phóng chiếu về một chàng trai trẻ bị cuốn đi bởi những lựa chọn không khoan nhượng. Hai trong số những tuyên bố chân thực hơn của nền văn hoá hiện nay là chúng ta cần đến sự giúp đỡ của bạn bè, và đôi khi chúng ta phải phụ thuộc vào lòng tốt của những người xa lạ. Nếu bạn không biết và chấp nhận hai điều này, rốt cuộc bạn sẽ kết thúc cuộc đời mình trong một chiếc xe bus hoặc những thứ tương tự. Bản thân Sean Penn giờ đây là người duy tâm mãnh liệt, không khoan nhượng, đôi chút giận dữ, cần phải đọc cuốn sách đó và phóng chiếu nó, và nhờ ơn Chúa, ông đã làm được. Tôi cho rằng bộ phim này rất hữu ích phần nào bởi nó có nhiều ý nghĩa đối với Penn, đạo diễn kiêm biên kịch của bộ phim. Đó là một bản chúc thư giống như những lời Christopher khắc trên những tấm ván nơi hoang dã.
Tôi lớn lên tại Urbana, chỉ cách gia đình Sanderson, Milton và Virginia cùng hai con trai Steve và Joe, ba ngôi nhà. Joe là bạn thân của tôi. Phòng ngủ của anh ấy tràn ngập bể cá, vườn ươm, rắn, chuột đồng, nhện, bướm và những sưu tập bọ cánh cứng. Tôi ghen tị phát điên với cậu ấy. Sau khi tốt nghiệp, anh lên đường. Anh chưa bao giờ cắt đứt quan hệ với bố mẹ, dù họ hầu như không biết nơi anh ở. Đôi khi anh về nhà và mẹ lại dính những tờ 100 USD vào mép khâu quần jean xanh của anh. Anh mất tích ở Nicaragua. Và rồi thi thể của anh được nhận dạng như là một chiến binh đã tử trận của phong trào Sandino. Từ ngôi nhà nhỏ chìm lẫn trong cây thường xanh cuối phố Washington Street, anh đã ra đi để kiếm tìm thứ mà anh cần tìm. Tôi tin vào nhân vật Christopher McCandless của Sean Penn. Tôi đã lớn lên với anh ấy.
(Roger Ebert, nhà báo, nhà phê bình điện ảnh uy tín, giữ mục bình phim trên báo Chicago Sun Times, đã nhận giải thưởng Pulizer)
link gốc:
My comment (maybe contains spoilers):
Tôi khẳng định tôi không thích bộ phim này vì những lý do sau:
- không thể hiểu nổi lí do Sean Pean cắt nát bộ phim này, vốn có thời lượng rất dài (hơn 2 tiếng) bằng những hình ảnh vụn vặt (một số đoạn hình chỉ kéo dài 1 hoặc 2 giây). tôi cố lí giải điều này bằng cách cho rằng, với Sean Penn, tất cả chúng ta, muông thú, cây cỏ, thậm chí cả điện ảnh (?), đều chỉ 1 trong số những thành tố của tự nhiên. tuy nhiên, điều này thật khiên cưỡng.
- khi xem được 1 nửa, tôi đã nghi ngờ đây là một bộ phim tụng ca chủ nghĩa hư vô, vô chính phủ, phản kháng, chống lại loài người (ngay đầu phim, người xem sẽ thấy 1 khổ thơ của Lord Byron, trong đó có câu: I love Human less but Nature more). tôi hi vọng bộ phim không kết thúc như vậy, song, đáng tiếc, nó kết thúc đúng như vậy. nhân vật Alex Supertramp muốn có hành trình tìm tự do tuyệt đối trong tự nhiên. và dĩ nhiên, anh ta phải trả giá cho điều đó, vốn dĩ không thể thực hiện được một cách đơn độc. thế nhưng cái cách Sean Penn khắc hoạ hình ảnh McCandless như là một người hùng (hero) làm tôi nghi ngờ về ẩn ý Giấc mơ Mỹ. xoay qua một giả định khác, phải chăng Sean Penn muốn nói về sức chịu đựng của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt thông qua trải nghiệm thất bại của Alex (?) hoặc giả hành trình đi tìm bản ngã của con người. Song tất cả điều này, dường như, không thuyết phục, với tôi. Mother Nature, rõ ràng, quá khắc nghiệt, giống như một cối xoay gió mà Candless/Don Quijote không ngừng lao vào.
- và vô số disappointments khác nữa, trong quan niệm ích kỷ và bệnh hoạn về gia đình của nhân vật Alex. tôi cảm phục sự dũng cảm của gia đình Candless khi để Sean Penn đưa những chi tiết như vậy, về họ, vào trong phim.
- một bộ phim overrated, và có lẽ chỉ dành cho người Mỹ.
Tuy nhiên, dù sao Into the wild cũng có nhiều điểm tốt, như:
- Emile Hirsch diễn xuất tuyệt vời.
- một số cảnh quay, dù hơi vụn, song vẫn rất đẹp. đó, dường như, đúng những gì tôi tưởng tượng về Alaska.
- soundtrack rất hay.
Một băn khoăn nhỏ:
- nhân vật Alex sống trong cabin bên sông với 1 khẩu súng trong 8 hoặc 9 tuần. tôi tự hỏi, anh ta, lấy đâu ra từng đấy đạn để săn thú?
My rate: 5/10

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2008

Ngoại vi

trong bóng tối
chìm ngập giữa những phương trình toán học huyền ảo
hắn lẳng lặng phác một đồ thị hình tim
với điểm khởi phát là ngoại vi thành phố
hắn bắt đầu tăng tốc
những bảng hiệu quảng cáo vùn vụt ngựoc chiều
tia sáng đèn cao áp trôi lơ lửng
dường như
gió đang hú
đính chặt chiếc lông gà lên hạt mưa
theo một tần số âm thanh ước định
bỗng nhiên
hắn tự cảm thấy thanh thản
ngay khi bóng tối giãy giụa
cố gắng tìm cách thoát ly vòng cương toả
của ánh sáng giả tạo vàng vọt
nhấp nháy
lấp liếm những vệt sáng khêu gợi và ẩm ướt
hắn nhận biết
mình vừa áp dụng sai công thức
trên xa lộ
một tấm biển nữa vụt qua
và nước theo những rãnh hằn vết trên khuôn mặt
chầm chầm xuống cổ
và ướt một khoảnh ngực
trôi tuột một suy tư
vừa mới manh nha

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2008

I don't want to sleep alone

Title: Hei yan quan (International: I don't want to sleep alone)
Director: Tsai Ming-liang
Running time: 115min
Country: Malaysia/Taiwan
Release: 2006
Genre: Drama
My comment (maybe contains spoilers):
Rõ ràng đây lại là một masterpiece nữa của đạo diễn Thái Minh Lượng, tín đồ minimalism, sau Vive L'amour và The wayward cloud. Những experimental của ông trong kỹ thuật quay và dựng phim (góc máy cố định, long take, thoại tối thiểu) luôn tạo ra nhiều thích thú, thậm chí đến mức khó chịu cho audiences. Có thể nói một cách giản đơn như sau: ông chọn bối cảnh phù hợp với kịch bản, ngắm vị trí đặt máy đẹp nhất, bật máy rồi vứt đó, ra ngoài hút thuốc, mặc các diễn viên muốn làm j thì làm, sau đó, cắt và chuyển sang cảnh khác. Anyways, just kiddin'. Tuy nhiên, kiểu quay và dựng rất pure như vậy (lẫn nhiều tạp âm và hầu như không có music, trừ đoạn kết với 1 bài hát duy nhất, theo tôi là 1 trường đoạn rất đẹp, và 1 cảnh khác) rất khó để đa số người xem thông thường tiếp cận.
I don't want to sleep alone tiếp tục là một câu chuyện khác về 2 nhân vật Hsiao Kang và Chyi (do 2 diễn viên quen thuộc, Lee Kang-seng và Chen Shiang-chyi, đặc biệt là Lee, anh chưa từng vắng mặt trong bất cứ bộ phim nào của Thái Minh Lượng), tuy nhiên lần này không phải ở Đài Loan mà có bối cảnh tại Malaysia. Dường như, chủ đề của đạo diễn gốc Hoa này luôn theo đuổi (thông qua 3 bộ phim mà tôi từng xem) luôn là về nỗi cô độc của con người trong môi trường thành thị, trong hành trình tìm kiếm tình yêu và mục đích tồn tại của mình. Tuy nhiên, trong khi rất nhiều đạo diễn đi theo lối mòn thể hiện ý tưởng đậm chất nhân văn này một cách cũ kĩ, sến, mua nước mắt, hay thị dâm, thì cách kể chuyện mới mẻ, đầy thể nghiệm của Thái Minh Lượng chắc chắn tạo ra một lối tư duy mới, một cảm xúc mới cho khán giả, những người dường như ngày càng chai lì cảm xúc trong môi trưòng xã hội công nghiệp, hậu công nghiệp ngày nay.
My Rate: 10/10

Living hell

Title: Iki-jigoku (International: Living hell)
Director: Shugo Fujii
Running time: 104 min
Country: Japan
Release: 2000
Genre: Horror/Thriller/Crime
My comment (may contains spoilers):
Bộ phim thuộc thể loại cult movie, và nhất là có xuất xứ từ Nhật Bản, do vậy không có gì ngạc nhiên nếu nó nằm trong favourite list của các horror fan. Tuy nhiên, tôi không phải là big fan của thể loại này. Với tôi, bộ phim là cả một mớ kết cấu lộn xộn (messy), bầy nhầy, bẩn thỉu, cốt làm sao gây ấn tượng thị giác ghê tởm, rùng rợn cho người xem càng nhiều càng tốt. Ngay cả đoạn kết phim, cố gắng lý giải nguyên nhân bệnh lý từ Siamese twins đến Multipersonality disorder đều khó có sức thuyết phục. Ngoài ra, lối quay và dựng phim cẩu thả, nghèo nàn ý tưởng (chả trách đoàn làm phim chỉ thực hiện trong 9 ngày), diễn xuất tầm tầm (có thể xuất phát từ nguyên nhân kinh phí) là các disappointments của bộ phim. Những tác phẩm khác cùng khai thác chủ để bệnh lí nhưng làm kĩ hơn có thể kể tới Identity (thuần tuý Hollywood) hay đặc biệt là Tales of two sisters (Korean classic). Nhưng, dĩ nhiên, điểm mạnh của Living hell đâu phải ở cốt chuyện.
Rate: 4/10

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2008

Bàn phím và cây búa

Author: Nguyễn Hoà
Book: Bàn phím và "Cây búa", 268 trang
Publisher: NXB Văn học 2008
Price: 35k VND
Brief:
- Văn phong sắc sảo, chua ngoa, gợi nhớ đến giọng lưỡi Trần Mạnh Hảo, nhưng mang tính học thuật cũng như sắp xếp và trình bày khoa học.
- nội dung phê bình rộng, từ triết học, mĩ học tới văn học và văn hoá.
- vấn đề muôn thủa: "trình độ thực sự và thái độ khoa học nghiêm túc của các trí thức được công nhận qua bằng cấp hoặc tự xưng".
Trivia:
- từng đọc một bài phê bình của tác giả về thơ trên Nhân dân cuối tuần, rõ ràng ông N.H ác cảm với thơ "mới" (tôi ko biết nó có được gọi là hiện đại hay không), cay nghiệt với Ngựa trời (một cuộc chơi đã tàn nhưng dư âm của nó thì vẫn bình boong). Điều này khác với lời khẳng định của tác giả trong sách, chỉ nói những thứ mình hiểu (cũng có thể tác giả cho là mình đã hiểu hoặc viết theo chỉ định).
- lâu ko đi mua sách, ko biết tình hình có khác biệt ko, thời điểm mình mua thì chủ hàng sách có cho biết cuốn mình có là chuyển từ TP HCM ra, HN ko có, hôm nào lên thăm cô Lan trên nhà VH hỏi han tình hình xem sao.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2008

News 31/3

Jules Dassin: Con người phi thường của điện ảnh Mỹ
Athens, 31/3/2008 (AFP)
Đạo diễn kỳ cựu người Mỹ Jules Dassin đã qua đời hôm 31/3 tại Athens ở tuổi 96। Ông, một bậc thầy thể loại phim noir, người đã buộc phải sống lưu vong ở châu Âu kể từ khi bị chỉ điểm trong thời kỳ chống cộng giữa thập niên 1950 tại quê nhà।
Sinh ra tại Middletown, Connecticut năm 1911, Dassin nổi danh là một nhà làm phim cách tân (innovative) và là một trong những đạo diễn trẻ nổi bật nhất của thập niên 1940 với các bộ phim như “Brute Force” (1947) và “Naked City” (1948)।
Tuy nhiên, với tư cách là một người cộng sản hoạt động tích cực và chưa từng phản bội đức tin của mình, ông bị đưa vào danh sách đen trong giai đoạn đỉnh cao chiến dịch truy lùng vàkhủng bố những người cánh tả của Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy
Năm 1949, Dassin rời Mỹ tới châu Âu, ban đầu là London, nơi ông làm bộ phim “Night in the City” (1959) với sự tham gia nam diễn viên Mỹ Richard Widmark và giờ đây được coi là một bước ngoặt của thể loại phim noir.
Đến Pháp, ông sản xuất bộ phim “Rififi” (Du rififi chez les hommes, 1955), dựa trên tiểu thuyết của Auguste le Breton, và ghi dấu ấn với một trường đoạn nay đã thành huyền thoại.
Trường đoạn dài 32 phút này không hề có lời thoại hay âm nhạc, và cảnh phá két chi tiết đến mức có tin đồn rằng cảnh sát Paris đã cấm trình chiếu bộ phim trong một thời gian ngắn do e ngại nó sẽ “vẽ đường chỉ lối” cho bọn tội phạm.
Bộ phim đầu tiên của Dassin ở Hi Lạp là “He who must die” (Celui qui doit mourir, 1957), chuyển thể từ tác phẩm “Christ recruicified” của tiểu thuyết gia nổi tiếng Hi Lạp Nikos Kazantzakis.
Tuy nhiên ông sẽ sớm có lý do rằng việc trở về quê hương là điều tốt lành.
Năm 1960, Dassin làm bộ phim “Never on Sunday”, một câu chuyện về một người Mỹ sống ở Hi Lạp cố gắng giải thoát cho một cô gái điếm có trái tim nhân hậu.
Bộ phim đã giành giải Oscar Bài hát hay nhất cho nhà soạn nhạc Manos Hadjidakis, và được coi là một trong những bộ phim hay nhất từng được sản xuất ở Hi Lạp.
Bản thân Dassin được đề của giải Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản hay nhất mặc dù cho đến cuối đời ông chưa từng nhận được một Oscar nào.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn với Dassin là tham gia bộ phim này có Melina Mercouri, một trong những nữ diễn viên được yêu thích nhất Hi Lạp.
Hai năm sau khi bộ phim hình sự bước ngoặt khác “Topkapi” (1964), giúp Peter Ustinov nhận được Oscar dành cho Nam diễn viên phụ, Dassin kết hôn với Mercouri, người cũng tham gia diễn xuất bộ phim trên.
Mercouri và Dassin chưa từng giấu giếm quan điểm chính trị cấp tiến của mình.
Cả hai đều tích cực giúp tổ chức phong trào phản kháng của Hi Lạp cùng với các chính trị gia lưu vong và giới nghệ sĩ ở Paris chống lại chế độ độc tài quân sự cánh hữu tại Hi Lạp giai đoạn 1967-1974.
Sau khi Mercouri giải nghệ, Mercouri gia nhập chính trường và trở thành Bộ trưởng Văn hoá Hi Lạp trong thập kỷ 1980.
Bà đã gây dựng và cống hiến cả đời cho chiến dịch yêu cầu trả lại những viên đá cẩm thạch Parthenon, bị đưa ra khỏi Hi Lạp từ thế kỷ 19 và nay trưng bày tại Bảo tàng Anh quốc.
Dassin tham gia chiến dịch trên rồi trở thành người đứng đầu một quỹ mang tên vợ được thành lập với mục đích bảo đảm việc quy hồi những viên đá trên cho Hi Lạp.
Mercouri mất năm 1994. Ba năm sau, Nhà nước Hi Lạp đã trao tặng danh hiệu công dân danh dự cho Dassin nhằm ghi nhận những cống hiến của ông trong chiến dịch chung của hai người.
Năm 1978, Liên hoan phim Cannes đã trao tặng ông giải thưởng Cành cọ vàng (Golden palm) cho bộ phim “A dream of Passion”, một trong những tác phẩm cuối cùng của Dassin.
Những năm cuối đời, Dassin vẫn tiếp tục hoạt động chính trị bất chấp tuổi tác và sức khoẻ giảm sút.
Ông có hai con trong cuộc hôn nhân đầu tiên với nghệ sĩ violin Beatrice Launer: Julie và Joe Dassin, ca sĩ nổi tiếng trong thập niên 1970 ở Pháp đã qua đời vào năm 1980 sau một ca truỵ tim./.