Thứ Ba, 1 tháng 4, 2008

News 31/3

Jules Dassin: Con người phi thường của điện ảnh Mỹ
Athens, 31/3/2008 (AFP)
Đạo diễn kỳ cựu người Mỹ Jules Dassin đã qua đời hôm 31/3 tại Athens ở tuổi 96। Ông, một bậc thầy thể loại phim noir, người đã buộc phải sống lưu vong ở châu Âu kể từ khi bị chỉ điểm trong thời kỳ chống cộng giữa thập niên 1950 tại quê nhà।
Sinh ra tại Middletown, Connecticut năm 1911, Dassin nổi danh là một nhà làm phim cách tân (innovative) và là một trong những đạo diễn trẻ nổi bật nhất của thập niên 1940 với các bộ phim như “Brute Force” (1947) và “Naked City” (1948)।
Tuy nhiên, với tư cách là một người cộng sản hoạt động tích cực và chưa từng phản bội đức tin của mình, ông bị đưa vào danh sách đen trong giai đoạn đỉnh cao chiến dịch truy lùng vàkhủng bố những người cánh tả của Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy
Năm 1949, Dassin rời Mỹ tới châu Âu, ban đầu là London, nơi ông làm bộ phim “Night in the City” (1959) với sự tham gia nam diễn viên Mỹ Richard Widmark và giờ đây được coi là một bước ngoặt của thể loại phim noir.
Đến Pháp, ông sản xuất bộ phim “Rififi” (Du rififi chez les hommes, 1955), dựa trên tiểu thuyết của Auguste le Breton, và ghi dấu ấn với một trường đoạn nay đã thành huyền thoại.
Trường đoạn dài 32 phút này không hề có lời thoại hay âm nhạc, và cảnh phá két chi tiết đến mức có tin đồn rằng cảnh sát Paris đã cấm trình chiếu bộ phim trong một thời gian ngắn do e ngại nó sẽ “vẽ đường chỉ lối” cho bọn tội phạm.
Bộ phim đầu tiên của Dassin ở Hi Lạp là “He who must die” (Celui qui doit mourir, 1957), chuyển thể từ tác phẩm “Christ recruicified” của tiểu thuyết gia nổi tiếng Hi Lạp Nikos Kazantzakis.
Tuy nhiên ông sẽ sớm có lý do rằng việc trở về quê hương là điều tốt lành.
Năm 1960, Dassin làm bộ phim “Never on Sunday”, một câu chuyện về một người Mỹ sống ở Hi Lạp cố gắng giải thoát cho một cô gái điếm có trái tim nhân hậu.
Bộ phim đã giành giải Oscar Bài hát hay nhất cho nhà soạn nhạc Manos Hadjidakis, và được coi là một trong những bộ phim hay nhất từng được sản xuất ở Hi Lạp.
Bản thân Dassin được đề của giải Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản hay nhất mặc dù cho đến cuối đời ông chưa từng nhận được một Oscar nào.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn với Dassin là tham gia bộ phim này có Melina Mercouri, một trong những nữ diễn viên được yêu thích nhất Hi Lạp.
Hai năm sau khi bộ phim hình sự bước ngoặt khác “Topkapi” (1964), giúp Peter Ustinov nhận được Oscar dành cho Nam diễn viên phụ, Dassin kết hôn với Mercouri, người cũng tham gia diễn xuất bộ phim trên.
Mercouri và Dassin chưa từng giấu giếm quan điểm chính trị cấp tiến của mình.
Cả hai đều tích cực giúp tổ chức phong trào phản kháng của Hi Lạp cùng với các chính trị gia lưu vong và giới nghệ sĩ ở Paris chống lại chế độ độc tài quân sự cánh hữu tại Hi Lạp giai đoạn 1967-1974.
Sau khi Mercouri giải nghệ, Mercouri gia nhập chính trường và trở thành Bộ trưởng Văn hoá Hi Lạp trong thập kỷ 1980.
Bà đã gây dựng và cống hiến cả đời cho chiến dịch yêu cầu trả lại những viên đá cẩm thạch Parthenon, bị đưa ra khỏi Hi Lạp từ thế kỷ 19 và nay trưng bày tại Bảo tàng Anh quốc.
Dassin tham gia chiến dịch trên rồi trở thành người đứng đầu một quỹ mang tên vợ được thành lập với mục đích bảo đảm việc quy hồi những viên đá trên cho Hi Lạp.
Mercouri mất năm 1994. Ba năm sau, Nhà nước Hi Lạp đã trao tặng danh hiệu công dân danh dự cho Dassin nhằm ghi nhận những cống hiến của ông trong chiến dịch chung của hai người.
Năm 1978, Liên hoan phim Cannes đã trao tặng ông giải thưởng Cành cọ vàng (Golden palm) cho bộ phim “A dream of Passion”, một trong những tác phẩm cuối cùng của Dassin.
Những năm cuối đời, Dassin vẫn tiếp tục hoạt động chính trị bất chấp tuổi tác và sức khoẻ giảm sút.
Ông có hai con trong cuộc hôn nhân đầu tiên với nghệ sĩ violin Beatrice Launer: Julie và Joe Dassin, ca sĩ nổi tiếng trong thập niên 1970 ở Pháp đã qua đời vào năm 1980 sau một ca truỵ tim./.

Không có nhận xét nào: