Title: Into the wild
Director: Sean Penn
Running time: 148min
Running time: 148min
Country: US
Release: 2007
Genre: Adventure/Biography
Review of Roger Ebert (spoilers):
(28/9/2007)
(28/9/2007)
Với những ai đã đọc tiểu thuyết Walden của nhà văn Thoreau, có thời điểm, nhiều khi chỉ kéo dài trong vài giờ hay một ngày, ý tưởng sống cô độc trong một cabin nhỏ bên cạnh ao nước và trồng vài loại đậu nào đó dường như có sức hấp dẫn kỳ lạ. Một số thanh niên, trong đó có tôi, thường kiên nhẫn giải thích cho bạn gái về một cuộc sống thuần khiết và chối bỏ như vậy mới có ý nghĩa hoàn hảo làm sao. Và Christopher McCandless cũng không ở ngoài phương diện đó.
Tác phẩm Into the Wild của John Krakauer, mà tôi đọc với niềm thích thú, kể câu chuyện về một chàng trai 20 tuổi đã tốt nghiệp đại học dự bị và kiếm đủ tiền để học trường luật và, nói theo cách của Mark Twain, đột nhiên rời bỏ tất cả. Anh đi về phía Tây cho đến khi không thể tiến xa hơn được nữa, rồi ngược lên phía Bắc tới mảnh đất hoang vu Alaska. Anh mang theo một số cuốn sách cần thiết để sống sót và về những loài cây dại có thể ăn được, và anh dường như muốn trở thành một hình mẫu kiểu Jack London, mặc dù chẳng mấy quan tâm tới tác giả “To build a fire” (tạm dịch Để gây dựng một ngọn lửa).
Bộ phim chuyển thể xuất thần từ tác phẩm này của đạo diễn Sean Penn rất trung thành với nguyên bản. Chúng ta sẽ gặp Christopher (Emile Hirsch), một người mơ mộng duy tâm, chống đối lại bố mẹ đầy kiêu hãnh của anh (William Hurt và Marcia Gay Harden) và người em gái hay bối rối (Jena Malone).
Anh có điểm số cao ở trường Emory, tương lai trường luật của anh trong tầm tay. Tại sao anh lại biến mất khỏi cuộc sống của họ, tại sao xe ô tô bị bỏ lại của anh được tìm thấy, anh đã ở đâu, và tại sao, tại sao, tại sao?
Anh liên tục ghi chép những điều mà anh tự coi mình trong ngôi thứ ba như là một người cô độc anh hùng, chối bỏ nền văn minh, trở lại với sự bao bọc của tự nhiên. Cách đây nhiều thế kỷ, những người đàn ông như vậy có thể được nhìn nhận như là các vị thánh, ẩn cư nơi hang động hay thiền viện kín đáo, khắc kỷ bản thân đối với mọi khoái lạc ngoại trừ kế sinh nhai. Anh không tự coi mình là vô gia cư mà là người tự do thoát khỏi gia đình.
Trong cuốn sách, Krakauer lần theo dấu vết của anh thông qua trí nhớ của những người anh đã gặp trong chuyến đi. Đó là cả một thành tích đầy ấn tượng để tiếp cận, và phim của Penn khắc hoạ chúng một cách trìu mến với diễn xuất mạnh mẽ. Đó là những người có tuổi trẻ kỳ lạ, đã lo nơi ăn chốn ở, chia sẻ cuộc sống, chỉ bảo và lo lắng khi anh rời bỏ họ để tiếp tục hành trình, mà dường như theo họ, nói một cách chính xác, là bi thảm.
Giờ đây McCandless đổi tên mình thành Alexander Supertramp. Chính sự lựa chọn lối sống đã quyết định cuộc đời anh. Anh đã gặp những con người tương tự như Rainey và Jan (Brian Dieker và Catherine Keener), những hippi còn sót lại vẫn hạnh phúc chối bỏ xã hội, như Wayne (Vince Vaughn), một nông dân nghiện rượu nặng nhưng tốt bụng. Tuy nhiên, mối quan hệ cảm động nhất mà McCandless có là với Ron (Hal Holbrook), một ông già nhìn nhận anh một cách rõ ràng và thấu hiểu, và bắt đầu nghĩ anh như một đứa cháu bướng bỉnh. Christopher trình bày với ông già, người đã chứng kiến tất cả, về những thứ anh nhung nhớ và yêu cầu ông theo anh lên một sườn đồi dốc đứng để ngắm nhìn chân trời mới. Ron đã thực hiện, dù trước đó ông thừa nhận rằng không còn đủ sức khoẻ.
Và rồi McCandless tan biến khỏi bản đồ trí nhớ, tại Alaska khắc nghiêệ. Vâng, cảnh đó thật đẹp. Đấy là tất cả những gì anh hằng mơ tưởng. Anh tìm thấy một chiếc xe bus bỏ hoang ở nơi không thể có và coi đấy như nhà mình. Anh đi săn, không thành công lắm. Anh sống với mảnh đất đó, song đây là một cơ chế hoạt động không nhân nhượng. Từ ghi chép và những thứ khác của McCandless, Penn đã tái dựng chúng trong phim ở những tuần cuối. Emile Hirsch thể hiện hình ảnh Candless một cách mê hoặc, đột ngột trở nên gày guộc, mắt anh dù chìm trong hộp sọ song vẫn bừng cháy nhiệt thành. Đó là một diễn xuất tuyệt vời, thậm chí còn hơn cả diễn xuất.
Đây là một bộ phim nghiêm túc, đầy hồi tiếc và phóng chiếu về một chàng trai trẻ bị cuốn đi bởi những lựa chọn không khoan nhượng. Hai trong số những tuyên bố chân thực hơn của nền văn hoá hiện nay là chúng ta cần đến sự giúp đỡ của bạn bè, và đôi khi chúng ta phải phụ thuộc vào lòng tốt của những người xa lạ. Nếu bạn không biết và chấp nhận hai điều này, rốt cuộc bạn sẽ kết thúc cuộc đời mình trong một chiếc xe bus hoặc những thứ tương tự. Bản thân Sean Penn giờ đây là người duy tâm mãnh liệt, không khoan nhượng, đôi chút giận dữ, cần phải đọc cuốn sách đó và phóng chiếu nó, và nhờ ơn Chúa, ông đã làm được. Tôi cho rằng bộ phim này rất hữu ích phần nào bởi nó có nhiều ý nghĩa đối với Penn, đạo diễn kiêm biên kịch của bộ phim. Đó là một bản chúc thư giống như những lời Christopher khắc trên những tấm ván nơi hoang dã.
Tôi lớn lên tại Urbana, chỉ cách gia đình Sanderson, Milton và Virginia cùng hai con trai Steve và Joe, ba ngôi nhà. Joe là bạn thân của tôi. Phòng ngủ của anh ấy tràn ngập bể cá, vườn ươm, rắn, chuột đồng, nhện, bướm và những sưu tập bọ cánh cứng. Tôi ghen tị phát điên với cậu ấy. Sau khi tốt nghiệp, anh lên đường. Anh chưa bao giờ cắt đứt quan hệ với bố mẹ, dù họ hầu như không biết nơi anh ở. Đôi khi anh về nhà và mẹ lại dính những tờ 100 USD vào mép khâu quần jean xanh của anh. Anh mất tích ở Nicaragua. Và rồi thi thể của anh được nhận dạng như là một chiến binh đã tử trận của phong trào Sandino. Từ ngôi nhà nhỏ chìm lẫn trong cây thường xanh cuối phố Washington Street, anh đã ra đi để kiếm tìm thứ mà anh cần tìm. Tôi tin vào nhân vật Christopher McCandless của Sean Penn. Tôi đã lớn lên với anh ấy.
Tác phẩm Into the Wild của John Krakauer, mà tôi đọc với niềm thích thú, kể câu chuyện về một chàng trai 20 tuổi đã tốt nghiệp đại học dự bị và kiếm đủ tiền để học trường luật và, nói theo cách của Mark Twain, đột nhiên rời bỏ tất cả. Anh đi về phía Tây cho đến khi không thể tiến xa hơn được nữa, rồi ngược lên phía Bắc tới mảnh đất hoang vu Alaska. Anh mang theo một số cuốn sách cần thiết để sống sót và về những loài cây dại có thể ăn được, và anh dường như muốn trở thành một hình mẫu kiểu Jack London, mặc dù chẳng mấy quan tâm tới tác giả “To build a fire” (tạm dịch Để gây dựng một ngọn lửa).
Bộ phim chuyển thể xuất thần từ tác phẩm này của đạo diễn Sean Penn rất trung thành với nguyên bản. Chúng ta sẽ gặp Christopher (Emile Hirsch), một người mơ mộng duy tâm, chống đối lại bố mẹ đầy kiêu hãnh của anh (William Hurt và Marcia Gay Harden) và người em gái hay bối rối (Jena Malone).
Anh có điểm số cao ở trường Emory, tương lai trường luật của anh trong tầm tay. Tại sao anh lại biến mất khỏi cuộc sống của họ, tại sao xe ô tô bị bỏ lại của anh được tìm thấy, anh đã ở đâu, và tại sao, tại sao, tại sao?
Anh liên tục ghi chép những điều mà anh tự coi mình trong ngôi thứ ba như là một người cô độc anh hùng, chối bỏ nền văn minh, trở lại với sự bao bọc của tự nhiên. Cách đây nhiều thế kỷ, những người đàn ông như vậy có thể được nhìn nhận như là các vị thánh, ẩn cư nơi hang động hay thiền viện kín đáo, khắc kỷ bản thân đối với mọi khoái lạc ngoại trừ kế sinh nhai. Anh không tự coi mình là vô gia cư mà là người tự do thoát khỏi gia đình.
Trong cuốn sách, Krakauer lần theo dấu vết của anh thông qua trí nhớ của những người anh đã gặp trong chuyến đi. Đó là cả một thành tích đầy ấn tượng để tiếp cận, và phim của Penn khắc hoạ chúng một cách trìu mến với diễn xuất mạnh mẽ. Đó là những người có tuổi trẻ kỳ lạ, đã lo nơi ăn chốn ở, chia sẻ cuộc sống, chỉ bảo và lo lắng khi anh rời bỏ họ để tiếp tục hành trình, mà dường như theo họ, nói một cách chính xác, là bi thảm.
Giờ đây McCandless đổi tên mình thành Alexander Supertramp. Chính sự lựa chọn lối sống đã quyết định cuộc đời anh. Anh đã gặp những con người tương tự như Rainey và Jan (Brian Dieker và Catherine Keener), những hippi còn sót lại vẫn hạnh phúc chối bỏ xã hội, như Wayne (Vince Vaughn), một nông dân nghiện rượu nặng nhưng tốt bụng. Tuy nhiên, mối quan hệ cảm động nhất mà McCandless có là với Ron (Hal Holbrook), một ông già nhìn nhận anh một cách rõ ràng và thấu hiểu, và bắt đầu nghĩ anh như một đứa cháu bướng bỉnh. Christopher trình bày với ông già, người đã chứng kiến tất cả, về những thứ anh nhung nhớ và yêu cầu ông theo anh lên một sườn đồi dốc đứng để ngắm nhìn chân trời mới. Ron đã thực hiện, dù trước đó ông thừa nhận rằng không còn đủ sức khoẻ.
Và rồi McCandless tan biến khỏi bản đồ trí nhớ, tại Alaska khắc nghiêệ. Vâng, cảnh đó thật đẹp. Đấy là tất cả những gì anh hằng mơ tưởng. Anh tìm thấy một chiếc xe bus bỏ hoang ở nơi không thể có và coi đấy như nhà mình. Anh đi săn, không thành công lắm. Anh sống với mảnh đất đó, song đây là một cơ chế hoạt động không nhân nhượng. Từ ghi chép và những thứ khác của McCandless, Penn đã tái dựng chúng trong phim ở những tuần cuối. Emile Hirsch thể hiện hình ảnh Candless một cách mê hoặc, đột ngột trở nên gày guộc, mắt anh dù chìm trong hộp sọ song vẫn bừng cháy nhiệt thành. Đó là một diễn xuất tuyệt vời, thậm chí còn hơn cả diễn xuất.
Đây là một bộ phim nghiêm túc, đầy hồi tiếc và phóng chiếu về một chàng trai trẻ bị cuốn đi bởi những lựa chọn không khoan nhượng. Hai trong số những tuyên bố chân thực hơn của nền văn hoá hiện nay là chúng ta cần đến sự giúp đỡ của bạn bè, và đôi khi chúng ta phải phụ thuộc vào lòng tốt của những người xa lạ. Nếu bạn không biết và chấp nhận hai điều này, rốt cuộc bạn sẽ kết thúc cuộc đời mình trong một chiếc xe bus hoặc những thứ tương tự. Bản thân Sean Penn giờ đây là người duy tâm mãnh liệt, không khoan nhượng, đôi chút giận dữ, cần phải đọc cuốn sách đó và phóng chiếu nó, và nhờ ơn Chúa, ông đã làm được. Tôi cho rằng bộ phim này rất hữu ích phần nào bởi nó có nhiều ý nghĩa đối với Penn, đạo diễn kiêm biên kịch của bộ phim. Đó là một bản chúc thư giống như những lời Christopher khắc trên những tấm ván nơi hoang dã.
Tôi lớn lên tại Urbana, chỉ cách gia đình Sanderson, Milton và Virginia cùng hai con trai Steve và Joe, ba ngôi nhà. Joe là bạn thân của tôi. Phòng ngủ của anh ấy tràn ngập bể cá, vườn ươm, rắn, chuột đồng, nhện, bướm và những sưu tập bọ cánh cứng. Tôi ghen tị phát điên với cậu ấy. Sau khi tốt nghiệp, anh lên đường. Anh chưa bao giờ cắt đứt quan hệ với bố mẹ, dù họ hầu như không biết nơi anh ở. Đôi khi anh về nhà và mẹ lại dính những tờ 100 USD vào mép khâu quần jean xanh của anh. Anh mất tích ở Nicaragua. Và rồi thi thể của anh được nhận dạng như là một chiến binh đã tử trận của phong trào Sandino. Từ ngôi nhà nhỏ chìm lẫn trong cây thường xanh cuối phố Washington Street, anh đã ra đi để kiếm tìm thứ mà anh cần tìm. Tôi tin vào nhân vật Christopher McCandless của Sean Penn. Tôi đã lớn lên với anh ấy.
(Roger Ebert, nhà báo, nhà phê bình điện ảnh uy tín, giữ mục bình phim trên báo Chicago Sun Times, đã nhận giải thưởng Pulizer)
link gốc:
My comment (maybe contains spoilers):
Tôi khẳng định tôi không thích bộ phim này vì những lý do sau:
- không thể hiểu nổi lí do Sean Pean cắt nát bộ phim này, vốn có thời lượng rất dài (hơn 2 tiếng) bằng những hình ảnh vụn vặt (một số đoạn hình chỉ kéo dài 1 hoặc 2 giây). tôi cố lí giải điều này bằng cách cho rằng, với Sean Penn, tất cả chúng ta, muông thú, cây cỏ, thậm chí cả điện ảnh (?), đều chỉ 1 trong số những thành tố của tự nhiên. tuy nhiên, điều này thật khiên cưỡng.
- khi xem được 1 nửa, tôi đã nghi ngờ đây là một bộ phim tụng ca chủ nghĩa hư vô, vô chính phủ, phản kháng, chống lại loài người (ngay đầu phim, người xem sẽ thấy 1 khổ thơ của Lord Byron, trong đó có câu: I love Human less but Nature more). tôi hi vọng bộ phim không kết thúc như vậy, song, đáng tiếc, nó kết thúc đúng như vậy. nhân vật Alex Supertramp muốn có hành trình tìm tự do tuyệt đối trong tự nhiên. và dĩ nhiên, anh ta phải trả giá cho điều đó, vốn dĩ không thể thực hiện được một cách đơn độc. thế nhưng cái cách Sean Penn khắc hoạ hình ảnh McCandless như là một người hùng (hero) làm tôi nghi ngờ về ẩn ý Giấc mơ Mỹ. xoay qua một giả định khác, phải chăng Sean Penn muốn nói về sức chịu đựng của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt thông qua trải nghiệm thất bại của Alex (?) hoặc giả hành trình đi tìm bản ngã của con người. Song tất cả điều này, dường như, không thuyết phục, với tôi. Mother Nature, rõ ràng, quá khắc nghiệt, giống như một cối xoay gió mà Candless/Don Quijote không ngừng lao vào.
- và vô số disappointments khác nữa, trong quan niệm ích kỷ và bệnh hoạn về gia đình của nhân vật Alex. tôi cảm phục sự dũng cảm của gia đình Candless khi để Sean Penn đưa những chi tiết như vậy, về họ, vào trong phim.
- một bộ phim overrated, và có lẽ chỉ dành cho người Mỹ.
Tuy nhiên, dù sao Into the wild cũng có nhiều điểm tốt, như:
- Emile Hirsch diễn xuất tuyệt vời.
- một số cảnh quay, dù hơi vụn, song vẫn rất đẹp. đó, dường như, đúng những gì tôi tưởng tượng về Alaska.
- soundtrack rất hay.
Một băn khoăn nhỏ:
- nhân vật Alex sống trong cabin bên sông với 1 khẩu súng trong 8 hoặc 9 tuần. tôi tự hỏi, anh ta, lấy đâu ra từng đấy đạn để săn thú?
My rate: 5/10
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét