Thứ Hai, 23 tháng 7, 2007

Secrecy and US. satellite reconnaissance 1958-1976

Bí mật và chương trình do thám vệ tinh Mỹ giai đoạn 1958-1976
(biên tập bởi Jeffrey Richelson, đăng trên www.nsarchive.org)

Trong báo cáo công bố ngày 2/5/1946 “Phác thảo sơ bộ về một thử nghiệm tàu vũ trụ vòng quanh thế giới”, Tập đoàn sản xuất máy bay Douglas đã thử nghiệm giá trị tiềm năng của các vệ tinh nhân tạo với mục đích khoa học và quân sự. Trong đó, mục tiêu quân sự tiềm năng của nó bao gồm hướng dẫn tên lửa, vận chuyển vũ khí, thăm dò thời tiết, thông tin liên lạc, tấn công quân sự, và “giám sát”. Chưa đầy 9 năm sau, ngày 15/3/1955, Không lực Mỹ đã ban hành Quy chế hoạt động chung số 80, theo đó thiết lập một quy chế ưu tiên cao đối với hoạt động vệ tinh do thám tiên tiến.
5 năm sau đó, chương trình vệ tinh do thám Mỹ đã được triển khai theo nhiều hướng. Chương trình của Không lực Mỹ đầu tiên được đặt tên là “Hệ thống do thám tiên tiến” (còn được biết đến với cái tên “Pied Piper”), và sau đó là “Canh gác” (SENTRY). Trách nhiệm quản lý “Canh gác” được chuyển từ Không lực Mỹ sang Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến (ARPA), được thành lập vào ngày 7/2/1958, và sau đó lại chuyển về Không lực Mỹ vào cuối năm 1959, thời điểm chương trình trên được đổi tên thành SAMOS. Chương trình đó sẽ, trong nhiều thời điểm, bao gồm việc lọc hình ảnh điện tử, những hình ảnh hồi phục tự nhiên trong một capsule[1],và mang các thiết bị tình báo điện tử - cái sau cùng được hướng chủ yếu vào hệ thống radar của Soviet và Trung Quốc.
Mối quan ngại về những chậm trễ trong việc thực thi các mục tiêu chủ yếu của SAMOS - sự phát triển và hoạt động của một vệ tinh lọc thông tin điện tử - đã dẫn đến việc Tổng thống Dwight D.Eisenhower thông qua (cũng vào ngày 7/2/1958), một chương trình do Cục tình báo trung ương (CIA) quản lý để phát triển vệ tinh do thám có thể ghi nhận hình ảnh bằng phim về chuyển chúng về một capsule. Chương trình trên, sau đó sớm được đặt tên là “Hào quang” (CORONA), nằm dưới quyền quản lý của Richard Bissell của CIA, trợ lý đặc biệt về kế hoạch và phát triển của DCI[2], người cũng là trưởng nhóm chương trình U-2.
Chương trình này sẽ không tồn tại cho đến trước năm 1960 khi những nỗ lực khám phá không gian của Mỹ với mục đích tình báo bắt đầu mang lại các kết quả tích cực. Tháng Sáu năm đó, một thiết bị chuyển tải do Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân thiết kế, dưới tên gọi “Nền tảng và sự bức xạ ngân hà” (Galactic Radiation and Background - GRAB), được phóng vào quỹ đạo với nhiệm vụ bí mật - chặn sóng của hệ thống radar Soviet. Tháng 8/1960, sứ mệnh CORONA đã đạt được thành công bước đầu, duy trì trong 1 ngày và hoạt động dưói vỏ bọc một chương trình vệ tinh khoa học giả định có tên “Người khám phá” (Discoverer), đã thu được hình ảnh về Liên Sô nhiều hơn tổng cộng 4 năm hoạt động của chương trình U-2. Cùng năm, Tổng thống Eisenhower cũng thông qua một chương trình phát triển vệ tinh có độ phân giải cao để bổ sung cho các vệ tinh CORONA, bao phủ một vùng đồng cỏ rộng lớn song chất lượng phân giải không đủ cho phép các nhà phân tích hình ảnh chắt lọc đầy đủ thông tin tình báo về những tiện nghi và vũ khí của đối phương mà họ cần. Chương trình này được đặt tên là “Bước đầu” (GAMBIT).
Những hoạt động trên được duy trì một cách bí mật nhất có thể, đặc biệt sau sự đắc cử Tổng thống của John F.Kennedy. Cả Eisenhower và Kennedy đều bị tác động bởi vụ bắn hạ thiết bị bay U-2 tháng 5/1960 bởi Francis Gary Powers - một sự kiện dẫn đến kết quả chấm dứt các sứ mệnh U-2 trên lãnh thổ Soviet. Có mối quan ngại rằng bất kỳ sự thừa nhận khả năng của Mỹ sẽ được coi như là chất xúc tác để giới lãnh đạo Soviet bước qua sự phản đối thông thường đối với chương trình do thám không gian giả tạo của Mỹ và có những áp lực quân sự và chính trị hiệu quả để can thiệp vào hệ thống vệ tinh gián điệp của người Mỹ. Vì vậy, mỗi lần sử dụng vệ tinh GRAB để phá sóng tín hiệu radar của Soviet đều phải được Tồng thống Eisenhower thông qua, giống như việc ông chấp thuận để vệ tinh U-2 bay qua lãnh thổ Soviet.
Trong năm đầu tiên tại vị, Chính quyền Kennedy đã thông qua việc thành lập Văn phòng do thám quốc gia (NRO) và Chương trình do thám quốc gia (NRP), những thực thể mà sự tồn tại của nó được đóng dấu phân loại Mật và Tối Mật. NRP gồm các chương trình do thám không lưu và vệ tinh dưới sự quản lý của CIA, Không quân và Hải quân Mỹ. Trong khi đó, NRO sẽ có chức năng là cơ quan điều khiển những chương trình trên, thẩm định các đề xuất về những hệ thống mới, thiết lập các tiêu chuẩn an ninh chung, sắp xếp việc triển khai, và cung cấp những dịch vụ và hình thức khác của việc giám sát.
15 năm sau, nước Mỹ sẽ phát triển và triển khai một số lượng vệ tinh để cung cấp hình ảnh, phá sóng radar, truyền thông, đo tự động thông số tên lửa; và tách sóng các tia hồng ngoại có thể sử dụng với mục đích tình báo. Trong suốt thời kỳ này, sự bí mật và an toàn tiếp tục trở thành một vấn đề quan ngại và sẽ kéo theo một loạt hệ luỵ khác.
Một trong những vấn đề trở nên căng thẳng vào thời điểm đó là sự xuất hiện áp lực yêu cầu giải mật những nỗ lực do thám vệ tinh của Mỹ - không chỉ riêng năm 1958 mà còn cả trong năm 1976. Một vấn đề thậm chí còn cấp thiết hơn đó là khả năng xuất hiện thái độ phản ứng quốc tế đối với chương trình do thám này. Các quan chức Mỹ đã tìm kiếm biện pháp tốt nhất để giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương chính trị của chương trình này đối với Soviet và những phản đối của các nước khác trong việc "những kẻ do thám trên bầu trời" của Mỹ bay qua lãnh thổ của họ và chụp ảnh [hoặc chắn sóng tín hiệu từ] các cơ sở quân sự quan trọng. Liệu thừa nhận công khai hay giữ bí mật sẽ là biện pháp bảo vệ tốt nhất đối với chương trình trên hay không là chủ đề trong các bản ghi nhớ chính sách và những định đoán tình báo trong nhiều năm từ trước khi được triển khai lần đầu tiên cho đến cuối những năm 1970.
Ngoài những ghi nhớ và nghiên cứu này, các nghiên cứu khác cũng tập trung duy nhất vào Liên Sô - về sự nhận biết và thông hiểu về chương trình do thám của Mỹ, khả năng phản ứng có thể của họ nếu có sự thừa nhận công khai hoạt động chương trình trên, và sự sáng suốt (hoặc thiếu sáng suốt) về của việc những chi tiết cụ thể được tiết lộ với giới chức Soviet.
Các quan chức chính sách và tình báo Mỹ cũng đã có nhiều lựa chọn liên quan đến việc sẽ tiết lộ bao nhiêu phần về chương trình trên đối với các đồng minh cũng như bao nhiêu phần có thể chia sẻ riêng đối với một số chính phủ (đặc biệt là Anh) và NATO. Tại nhiều thời điểm, một vài quan chức cũng đã làm tăng khả năng công bố hình ảnh vệ tinh đối rộng rãi với công chúng.
Một vấn đề có liên quan khác là các biện pháp an ninh được áp dụng để bảo vệ những chi tiết về các chương trình trên và sản phẩm của chúng. Vì vậy, Bộ Quốc phòng đã ra chỉ thị thiết lập cơ chế và những thủ tục nhằm bảo vệ dữ liệu tất cả chương trình không gian quân sự như một phương tiện bảo vệ các chương trình do thám. Giới chức Mỹ đặc biệt quan tâm tới việc thiết lập, hoạt động và tác động của hệ thống an ninh riêng biệt - các hệ thống kiểm soát Tài năng-lỗ khoá (TALENT-KEYHOLE) và BYEMAN - được thành lập với mục đích bảo vệ thông tin về, hoặc sản xuất bởi, những vệ tinh do thám.
Mối quan tâm cuối cùng liên quan tới việc tiết lộ trong nội bộ về "thực tế" hoạt động do thám vệ tinh, hoặc sự cung cấp sản phẩm nào đó của nó tới một bộ phận rộng mở hơn các tổ chức và cá nhân trong Chính phủ, ở mức Mật và Tối Mật. Trong một số trường hợp, mục đích của việc này là nhằm dỡ bỏ những trở ngại đối với quá trình thực hiện các sứ mệnh của nhiều cơ quan khác. Nói cách khác nó kiềm chế những tuyên bố cá nhân không rõ ràng về các nỗ lực do thám Mỹ.
Trong thời gian này, những đề xuất tiết lộ nhiều thông tin hơn - đối với rộng rãi công chúng Mỹ hoặc chỉ trong Chính phủ - hầu hết đều gặp phải trở lực đáng kể. Sự miễn cưỡng này, thường dựa vào cuộc tranh luận về nguy cơ dẫn đến sự thay đổi nhiều hơn lợi ích trông đợi, có tính quyết định chung trong việc ngăn cản những chính sách tiết lộ thông tin tự do hơn. Do sự phản đối lớn như vậy nên việc tiết lộ về "thực tế" do thám vệ tinh Mỹ sẽ không được giải mật cho đến năm 1978./.

[1] capsule - đầu mang khí cụ khoa học của tên lửa vũ trụ (ND)
[2] DCI - Director of Central Intelligence - Giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ, hiện nay chức danh này đã được bãi bỏ (ND)

Không có nhận xét nào: