Riyadh, 23/7 (Reuters)
Trong hai năm vừa qua, nền văn học Arập Saudi đang chứng kiến một sự bùng nổ kể từ sau thành công của tác phẩm “Girls of Riyadh” (tạm dịch Những cô gái ở Riyadh), một tiểu thuyết đả phá sự cấm kỵ. Trong tháng Bảy này, bản tiếng Anh tác phẩm trên đã bắt đầu được phát hành rộng rãi trên khắp thế giới.
Sự thấu thị của Rajaa Alsanea về thế giới thầm kín của những người phụ nữ Arập Saudi với nỗi thất vọng của họ trong tình yêu, đã tạo ra một cơn bão tại quốc gia Hồi giáo thủ cựu này - nơi cuốn sách mới đầu được xuất bản tại Beirut, bị cấm phát hành dù hiện nay vẫn có thể dễ dàng tìm thấy tại đây.
Thê nhưng một cách đầy ấn tượng, số lượng tác phẩm văn học Arab Saudi đã tăng gấp đôi trong năm 2006, với phân nửa là của các nữ tác giả, và nhiều người trong ngành xuất bản tin rằng sự tăng tiến này một phần nhờ vào cuốn tiểu thuyết của Alsanea, tập trung khắc hoạ cuộc sống của bốn người phụ nữ xuất thân giàu có muốn vượt qua những rào cản quy tắc và những cấm kỵ trong tình dục, hôn nhân và vị thế gia đình để giữ lấy những người đàn ông họ yêu.
Theo Hassan al-Neimy - một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, người đứng đầu văn nhóm Tiếng Arập và Hewar cho đối thoại, “Tôi nhìn nhận “Girls of Riyadh” như là một bước ngoặt đối với độc giả Arập Saudi. Sự táo bạo của cuốn sách đã khuyến khích giới nữ viết cùng một phong cách, về những trải nghiệm thường ngày của họ”.
Al-Neimy cho biết trong năm 2006, đã có khoảng 50 tiểu thuyết được xuất bản tại Arập Saudi, so với 26 cuốn năm 2005. Hiện khó có thể thống kê chính xác bởi một số tác phẩm hiện được xuất bản nước ngoài.
Hiện tại tác phẩm của các tiểu thuyết gia Arập Saudi xuất bản trong nước thường phải chịu sự kiểm duyệt trước của Bộ Thông tin. Mặc dù thực tế chỉ có một số ít cuốn sách bị cấm phát hành, song nhiều nhà văn thường xuyên chọn các nhà xuất bản nước ngoài để phát hành tác phẩm của mình. Điều này đã gây khó khăn cho nhiều nhà sách tư nhân trong nước khi đưa ra quyết định có nên nhập các tác phẩm đó hay không.
Hiện tượng này đang nói lên một điều rằng tại Arập Saudi, nền văn học hiện đại nước này bị đặt dưới ánh mắt nghi ngờ của giới tăng lữ đầy quyền lực trong một cộng đồng tôn giáo khổ hạnh với sự bất bình đẳng giới nghiêm khắc.
Nữ giới tại đây lớn lên trong bao bọc - đối diện với những rào cản lớn như bị cấm giao thiệp công khai với đàn ông lạ, không được lái xe ô tô và bị gia đình sắp đặt hôn nhân. Do đó thế giới riêng tư của họ chính là mảnh đất màu mỡ cho văn học.
Tập trung vào tình dục
Theo các nhà phê bình, đề tài về những mối quan hệ tình dục đang lấn át trong tác phẩm của các nhà văn mới, với những tiêu đề giật gân như “al-Hobb fil Saudiyya”, trong tiếng Arab có nghĩa là “Yêu tại Saudi” và “Fosouq”, nghĩa là “Sự cám dỗ”.
Một ví dụ là “al-Akharun” (tạm dịch Những người khác) của nữ nhà văn sử dụng bút hiệu Siba al-Harz. Tác phẩm này đã thu hút sự chú ý bởi khía cạnh tối tăm khi đề cập tới vấn đề đồng tình nữ, tội lỗi và sự cách ly hoá trong cộng đồng thiểu số Hồi giáo dòng Shi’ite tại Arập Saudi, cũng như văn phòng thuần ngôn ngữ Arập cổ điển.
Al-Harz đã miêu tả cuốn sách này như là “một câu trả lời dài với nỗi đau đớn và khinh thị” trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo tiếng Arab.
Lảng tránh việc so sánh với lối viết thoáng đạt của Alsanea, al-Harz cho biết cô đã nghĩ việc đăng tải tác phẩm của mình trên Internet trước khi một nhà xuất bản tại Libăng, từng phát hành tác phẩm bằng tiếng Arập của Alsanea, nhận xuất bản. Hiện tác phẩm này vẫn bị cấm tại Arập Saudi.
Nhà xuất bản của cô, Saqi Books, cho rằng “al-Akharun” là một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của thế hệ các nhà văn nữ trẻ tại Arập Saudi.
Đại diện Văn phòng Saqi Books tại London, Hassan Ramandan, nhận xét về hiện tượng văn học mới của Arập Saudi: “Chúng tôi mang đến cơ hội cho nhiều nhà văn Arập Saudi trẻ, đặc biệt các tác giả nữ. Đó hoàn toàn là một hiện tượng mới. Mặc dù đây không phải là động thái cần thiết xét theo hướng phát triển đúng đắn dựa trên phẩm chất văn chương, song nó là một cách để giao thiệp với thế giới bên ngoài”. Hassan cũng lưu ý rằng chất lượng tác phẩm của hiện tượng này không phải lúc nào cũng cao.
Nhà văn al-Neimy cho rằng việc đề cập tới chủ đề dục tính cấm kỵ thực chất là quay lại với những cuốn tiểu thuyết của các nhà văn Arab Saudi trong thập niên 1990, như Turki al-Hamad, Abdo Khal và Ghazi Algosaibi. Những tác phẩm này đã từng làm các tác giả của chúng trở thành những kẻ đáng ghét nhất đối với tín đồ Hồi giáo tại Arập Saudi mặc dù chúng chỉ có ý nghĩa khi đề cập tới khía cạnh đời sống chính trị tại nước này.
Tuy nhiên, nhà văn al-Neimy nhận định chính kể từ thời điểm cuộc cách mạng truyền thông đó xuất hiện đã tạo ra một động lực mới trong việc biểu đạt văn chương. Từ năm 1990 đến nay, dân số Arập Saudi đã tăng gấp đôi, với 17 triệu người, và các cuộc thống kê chính thức cho thấy khoảng 60% trong số đó dưới 21 tuổi.
Ông al-Neimy nói: “Xã hội hiện nay đamg rộng mở với những đổi thay bên ngoài. Đây là một thế hệ với đôi mắt mở để nhận biết những thay đối nhanh chóng và cuốn tiểu thuyết này là một sự phản chiếu những đổi thay xã hội đó”.
Chuyển ngữ sang tiếng Anh
Theo Abdallah Hassan - biên tập viên dự án thuộc Đại học Mỹ của tờ Cairo Press, nơi vừa xuất xuất bản trong năm nay tác phẩm của nhà văn người Arập Saudi Yousef al-Mohimeed, một số ít tiểu thuyết của Arập Saudi đã được chuyển ngữ cho độc giả trên thế giới, song điều này có thể đang được thay đổi.
Hassan nói: “Những nhà xuất bản nước ngoài đang quan tâm đến thể loại tiểu thuyết viễn tưởng của người Arập, đặc biệt từ Irắc và Arập Saudi. Điều đó đang mở ra một cánh cửa đối với thế giới Arập”. Tuy nhiên, Hassan cũng lưu ý rằng nền văn học Arập nhìn chung là “khó bán”.
Mối quan tâm trên được kích thích từ cuộc xâm lược và chiếm đóng Irắc do Mỹ phát động hồi năm 2003 và vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nước Mỹ ngày 11/9/2001 được 19 người Arập thực hiện, trong đó có 15 người quốc tịch Arập Saudi.
Hassan cho rằng sự thành công kể từ năm 2003 với tác phẩm “The Yacoubian Building” bằng tiếng Arập, tiếng Anh và tiếng Pháp của tiểu thuyết gia Ai Cập Alaa Al Aswany, đã cho thấy nền văn học tiếng Arập có thể hấp dẫn một lượng độc giả lớn.
Trong khi số bản phát hành của “Girls of Riyadh” hiện vào khoảng vài chục nghìn cuốn, thì đến nay “The Yacoubian Building” đã bán được hàng trăm nghìn bản.
Tuy nhiên, một số người cảnh báo rằng “kỹ nghệ” viết văn của Arập Saudi đang trong nguy cơ rơi vào sáo rỗng rập khuôn.
Người Arab Saudi và người phương Tây đang hốt bạc với sự bí ẩn này, Abdul-Aziz al-Khedr đã viết như vậy trên một diễn đàn có địa chỉ http://www.saudidebate.com/. Anh nói: “Nhiều nhà xuất bản (đang) rõ ràng bị hấp dẫn bởi lợi nhuận lớn và nhiều tiểu thuyết gia Arập Saudi có thể đột ngột thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Tất cả các tác phẩm có tiêu-đề-hấp-dẫn-thị trường này đã vượt qua tất cả những doanh số bán trong quá khứ, biến những thứ được coi là hiếm hoi trong nền văn học trở thành cái gì đó lớn hơn”./.
Trong hai năm vừa qua, nền văn học Arập Saudi đang chứng kiến một sự bùng nổ kể từ sau thành công của tác phẩm “Girls of Riyadh” (tạm dịch Những cô gái ở Riyadh), một tiểu thuyết đả phá sự cấm kỵ. Trong tháng Bảy này, bản tiếng Anh tác phẩm trên đã bắt đầu được phát hành rộng rãi trên khắp thế giới.
Sự thấu thị của Rajaa Alsanea về thế giới thầm kín của những người phụ nữ Arập Saudi với nỗi thất vọng của họ trong tình yêu, đã tạo ra một cơn bão tại quốc gia Hồi giáo thủ cựu này - nơi cuốn sách mới đầu được xuất bản tại Beirut, bị cấm phát hành dù hiện nay vẫn có thể dễ dàng tìm thấy tại đây.
Thê nhưng một cách đầy ấn tượng, số lượng tác phẩm văn học Arab Saudi đã tăng gấp đôi trong năm 2006, với phân nửa là của các nữ tác giả, và nhiều người trong ngành xuất bản tin rằng sự tăng tiến này một phần nhờ vào cuốn tiểu thuyết của Alsanea, tập trung khắc hoạ cuộc sống của bốn người phụ nữ xuất thân giàu có muốn vượt qua những rào cản quy tắc và những cấm kỵ trong tình dục, hôn nhân và vị thế gia đình để giữ lấy những người đàn ông họ yêu.
Theo Hassan al-Neimy - một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, người đứng đầu văn nhóm Tiếng Arập và Hewar cho đối thoại, “Tôi nhìn nhận “Girls of Riyadh” như là một bước ngoặt đối với độc giả Arập Saudi. Sự táo bạo của cuốn sách đã khuyến khích giới nữ viết cùng một phong cách, về những trải nghiệm thường ngày của họ”.
Al-Neimy cho biết trong năm 2006, đã có khoảng 50 tiểu thuyết được xuất bản tại Arập Saudi, so với 26 cuốn năm 2005. Hiện khó có thể thống kê chính xác bởi một số tác phẩm hiện được xuất bản nước ngoài.
Hiện tại tác phẩm của các tiểu thuyết gia Arập Saudi xuất bản trong nước thường phải chịu sự kiểm duyệt trước của Bộ Thông tin. Mặc dù thực tế chỉ có một số ít cuốn sách bị cấm phát hành, song nhiều nhà văn thường xuyên chọn các nhà xuất bản nước ngoài để phát hành tác phẩm của mình. Điều này đã gây khó khăn cho nhiều nhà sách tư nhân trong nước khi đưa ra quyết định có nên nhập các tác phẩm đó hay không.
Hiện tượng này đang nói lên một điều rằng tại Arập Saudi, nền văn học hiện đại nước này bị đặt dưới ánh mắt nghi ngờ của giới tăng lữ đầy quyền lực trong một cộng đồng tôn giáo khổ hạnh với sự bất bình đẳng giới nghiêm khắc.
Nữ giới tại đây lớn lên trong bao bọc - đối diện với những rào cản lớn như bị cấm giao thiệp công khai với đàn ông lạ, không được lái xe ô tô và bị gia đình sắp đặt hôn nhân. Do đó thế giới riêng tư của họ chính là mảnh đất màu mỡ cho văn học.
Tập trung vào tình dục
Theo các nhà phê bình, đề tài về những mối quan hệ tình dục đang lấn át trong tác phẩm của các nhà văn mới, với những tiêu đề giật gân như “al-Hobb fil Saudiyya”, trong tiếng Arab có nghĩa là “Yêu tại Saudi” và “Fosouq”, nghĩa là “Sự cám dỗ”.
Một ví dụ là “al-Akharun” (tạm dịch Những người khác) của nữ nhà văn sử dụng bút hiệu Siba al-Harz. Tác phẩm này đã thu hút sự chú ý bởi khía cạnh tối tăm khi đề cập tới vấn đề đồng tình nữ, tội lỗi và sự cách ly hoá trong cộng đồng thiểu số Hồi giáo dòng Shi’ite tại Arập Saudi, cũng như văn phòng thuần ngôn ngữ Arập cổ điển.
Al-Harz đã miêu tả cuốn sách này như là “một câu trả lời dài với nỗi đau đớn và khinh thị” trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo tiếng Arab.
Lảng tránh việc so sánh với lối viết thoáng đạt của Alsanea, al-Harz cho biết cô đã nghĩ việc đăng tải tác phẩm của mình trên Internet trước khi một nhà xuất bản tại Libăng, từng phát hành tác phẩm bằng tiếng Arập của Alsanea, nhận xuất bản. Hiện tác phẩm này vẫn bị cấm tại Arập Saudi.
Nhà xuất bản của cô, Saqi Books, cho rằng “al-Akharun” là một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của thế hệ các nhà văn nữ trẻ tại Arập Saudi.
Đại diện Văn phòng Saqi Books tại London, Hassan Ramandan, nhận xét về hiện tượng văn học mới của Arập Saudi: “Chúng tôi mang đến cơ hội cho nhiều nhà văn Arập Saudi trẻ, đặc biệt các tác giả nữ. Đó hoàn toàn là một hiện tượng mới. Mặc dù đây không phải là động thái cần thiết xét theo hướng phát triển đúng đắn dựa trên phẩm chất văn chương, song nó là một cách để giao thiệp với thế giới bên ngoài”. Hassan cũng lưu ý rằng chất lượng tác phẩm của hiện tượng này không phải lúc nào cũng cao.
Nhà văn al-Neimy cho rằng việc đề cập tới chủ đề dục tính cấm kỵ thực chất là quay lại với những cuốn tiểu thuyết của các nhà văn Arab Saudi trong thập niên 1990, như Turki al-Hamad, Abdo Khal và Ghazi Algosaibi. Những tác phẩm này đã từng làm các tác giả của chúng trở thành những kẻ đáng ghét nhất đối với tín đồ Hồi giáo tại Arập Saudi mặc dù chúng chỉ có ý nghĩa khi đề cập tới khía cạnh đời sống chính trị tại nước này.
Tuy nhiên, nhà văn al-Neimy nhận định chính kể từ thời điểm cuộc cách mạng truyền thông đó xuất hiện đã tạo ra một động lực mới trong việc biểu đạt văn chương. Từ năm 1990 đến nay, dân số Arập Saudi đã tăng gấp đôi, với 17 triệu người, và các cuộc thống kê chính thức cho thấy khoảng 60% trong số đó dưới 21 tuổi.
Ông al-Neimy nói: “Xã hội hiện nay đamg rộng mở với những đổi thay bên ngoài. Đây là một thế hệ với đôi mắt mở để nhận biết những thay đối nhanh chóng và cuốn tiểu thuyết này là một sự phản chiếu những đổi thay xã hội đó”.
Chuyển ngữ sang tiếng Anh
Theo Abdallah Hassan - biên tập viên dự án thuộc Đại học Mỹ của tờ Cairo Press, nơi vừa xuất xuất bản trong năm nay tác phẩm của nhà văn người Arập Saudi Yousef al-Mohimeed, một số ít tiểu thuyết của Arập Saudi đã được chuyển ngữ cho độc giả trên thế giới, song điều này có thể đang được thay đổi.
Hassan nói: “Những nhà xuất bản nước ngoài đang quan tâm đến thể loại tiểu thuyết viễn tưởng của người Arập, đặc biệt từ Irắc và Arập Saudi. Điều đó đang mở ra một cánh cửa đối với thế giới Arập”. Tuy nhiên, Hassan cũng lưu ý rằng nền văn học Arập nhìn chung là “khó bán”.
Mối quan tâm trên được kích thích từ cuộc xâm lược và chiếm đóng Irắc do Mỹ phát động hồi năm 2003 và vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nước Mỹ ngày 11/9/2001 được 19 người Arập thực hiện, trong đó có 15 người quốc tịch Arập Saudi.
Hassan cho rằng sự thành công kể từ năm 2003 với tác phẩm “The Yacoubian Building” bằng tiếng Arập, tiếng Anh và tiếng Pháp của tiểu thuyết gia Ai Cập Alaa Al Aswany, đã cho thấy nền văn học tiếng Arập có thể hấp dẫn một lượng độc giả lớn.
Trong khi số bản phát hành của “Girls of Riyadh” hiện vào khoảng vài chục nghìn cuốn, thì đến nay “The Yacoubian Building” đã bán được hàng trăm nghìn bản.
Tuy nhiên, một số người cảnh báo rằng “kỹ nghệ” viết văn của Arập Saudi đang trong nguy cơ rơi vào sáo rỗng rập khuôn.
Người Arab Saudi và người phương Tây đang hốt bạc với sự bí ẩn này, Abdul-Aziz al-Khedr đã viết như vậy trên một diễn đàn có địa chỉ http://www.saudidebate.com/. Anh nói: “Nhiều nhà xuất bản (đang) rõ ràng bị hấp dẫn bởi lợi nhuận lớn và nhiều tiểu thuyết gia Arập Saudi có thể đột ngột thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Tất cả các tác phẩm có tiêu-đề-hấp-dẫn-thị trường này đã vượt qua tất cả những doanh số bán trong quá khứ, biến những thứ được coi là hiếm hoi trong nền văn học trở thành cái gì đó lớn hơn”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét