Trích từ tạp chí Sông Hương số 36 - Tháng Ba-Tư, 1989
(Lời tạp chí SH- Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một tư liệu văn học khá đặc biệt mới được công bố lần đầu trên tuần báo Ngọn lửa nhỏ (số 49 tháng 12-1988) Liên Xô, có liên quan đến số phận cuộc đời của nhà thơ Nga mà hiện nay tên tuổi ông đã trở nên nổi tiếng thế giới - Iôxíp Brôđxki (giải thưởng Nôben). Đây là một tài liệu xác thực ghi lại đầy đủ hai phiên toàn xử án Brôđxki (tháng 2,3 năm 1964). Khi ông còn là nhà thơ trẻ, nhưng tài năng của ông đã được mọi người thừa nhận. Ở trong và ngoài phiên toà ông được các nhà văn, trí thức nổi tiếng bảo vệ nhưng vẫn bị kết án 5 năm tù một cách oan uổng.
Tài liệu được nhà văn đồng thời là nhà sư phạm, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô Phrida Vichđôrôva ghi chép tại toà và tìm mọi cách để được đăng tải. Nhưng bà đã mất sớm vì chứng ung thư (tháng 8/1965) khong được chứng kiến cái ngày tài liệu được công khai và Iôxíp đi cải tạo cở Xibia trở về và thành nhà thơ lớn thế giới.
Do khuôn khổ Tạp chí có hạn chúng tôi trích đăng toàn bộ phần đầu của hai phiên toà này)
(Lời tạp chí SH- Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một tư liệu văn học khá đặc biệt mới được công bố lần đầu trên tuần báo Ngọn lửa nhỏ (số 49 tháng 12-1988) Liên Xô, có liên quan đến số phận cuộc đời của nhà thơ Nga mà hiện nay tên tuổi ông đã trở nên nổi tiếng thế giới - Iôxíp Brôđxki (giải thưởng Nôben). Đây là một tài liệu xác thực ghi lại đầy đủ hai phiên toàn xử án Brôđxki (tháng 2,3 năm 1964). Khi ông còn là nhà thơ trẻ, nhưng tài năng của ông đã được mọi người thừa nhận. Ở trong và ngoài phiên toà ông được các nhà văn, trí thức nổi tiếng bảo vệ nhưng vẫn bị kết án 5 năm tù một cách oan uổng.
Tài liệu được nhà văn đồng thời là nhà sư phạm, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô Phrida Vichđôrôva ghi chép tại toà và tìm mọi cách để được đăng tải. Nhưng bà đã mất sớm vì chứng ung thư (tháng 8/1965) khong được chứng kiến cái ngày tài liệu được công khai và Iôxíp đi cải tạo cở Xibia trở về và thành nhà thơ lớn thế giới.
Do khuôn khổ Tạp chí có hạn chúng tôi trích đăng toàn bộ phần đầu của hai phiên toà này)
Phiên toà thứ nhất xử Iôxíp Brôđxki
Phòng xử án quận Giécgenxki, thành phố Lêningrát, phố Khởi Nghĩa, nhà 36.
Ngày 18 tháng 2 năm 1964
Chánh án Xavêlêva
CHÁNH ÁN: Anh làm việc gì?
BRÔĐXKI: Tôi làm thơ. Dịch sách. Tôi nghĩ rằng ...
CHÁNH ÁN: Tôi không "nghĩ" cái gì hết. Đứng cho ngay ngắn!
Không được dựa vào tường! Anh hãy nhìn vào toà! Trả lời toà đầy đủ! (nói với tôi - nhà báo): Bây giừo chị hãy ngừng ghi chép đi! Nếu không tôi cho đưa ra khỏi phòng! (nói với Brôđxki): Anh có công việc thường xuyên không?
BRÔĐXKI: Tôi nghĩ rằng cái đó là công việc thường xuyên.
CHÁNH ÁN: Anh hãy trả lời cho đúng!
BRÔĐXKI: Tôi làm thơ. Tôi nghĩ rằng nó sẽ được in. Tôi nghĩ rằng...
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không chấp nhận cái từ "Tôi nghĩ rằng..." Anh hãy trả lời vì sao anh không làm việc?
BRÔĐXKI: Tôi đã làm việc. Tôi làm thơ.
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không quan tâm cái đó. Chúng tôi quan tâm đến việc anh gắn bó với cơ quan nào.
BRÔĐXKI: Tôi có hợp đồng với nhà xuất bản.
CHÁNH ÁN: Vậy hãy trả lời như thế. Nhưng hợp đồng của anh có đủ nuôi sống? ANh hãy kể ra số lượng bao nhiêu, tổng số thu nhập bao nhiêu?
BRÔĐXKI: Con số chính xác tôi không nhớ. Tất có hợp đồng đều ở trạng sư của tôi.
CHÁNH ÁN: Tôi hỏi anh.
BRÔĐXKI: Ở Mátxcơva người ta đã cho ra hai quyển sách tôi dịch... (tính toán)
CHÁNH ÁN: Thâm niên công tác của anh bao nhiêu?
BRÔĐXKI: Chừng...
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không quan tâm đến "chừng"!
BRÔĐXKI: 5 năm.
CHÁNH ÁN: Anh làm việc ở đâu?
BRÔĐXKI: Ở nhà máy, trong bộ phận địa chất...
CHÁNH ÁN: Anh làm việc ở nhà máy bao lâu rồi?
BRÔĐXKI: Một năm.
CHÁNH ÁN: Nghề gì?
BRÔĐXKI: Thợ phay.
CHÁNH ÁN: Thế nói chung chuyên môn của anh là gì?
BRÔĐXKI: Nhà thơ, nhà thơ-dịch giả.
CHÁNH ÁN: Ai chứng nhận anh là nhà thơ? AI liệt anh vào hàng các nhà thơ?
BRÔĐXKI: Không ai cả (không thách thức) mà có ai liệt tôi vào hàng con người đâu?
CHÁNH ÁN: Thế anh đã học cái ấy à?
BRÔĐXKI: Cái gì ạ?
CHÁNH ÁN: Chẳng lẽ để trở thành nhà thơ anh không trải qua đại học, có chuẩn bị... có học hành?
BRÔĐXKI: Tôi không nghĩ rằng... tôi không nghĩ là có thể đạt được điều ấy bằng học vấn.
CHÁNH ÁN: Vậy bằng cái gì?
BRÔĐXKI: Tôi nghĩ rằng, đó là ... (bối rối) nhờ trời...
CHÁNH ÁN: Anh có lời thỉnh cầu gì với toà?
BRÔĐXKI: Tôi muốn biết: vì sao người ta bắt tôi?
CHÁNH ÁN: Vấn đề đó không phải là lời thỉnh cầu.
BRÔĐXKI: Vậy thì tôi không có lời thỉnh cầu.
CHÁNH ÁN: Có câu hỏi phía biện hộ không?
TRẠNG SƯ: Có. Công dân Brôđxki, lương của anh, anh có mang về cho gia đình không?
BRÔĐXKI: Có.
TRẠNG SƯ: Bố mẹ của anh cũng đi làm?
BRÔĐXKI: Họ đều nghỉ hưu.
TRẠNG SƯ: Anh sống cùng một nhà?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Như vậy. thu nhập của anh, anh nhập vào nguồn thu gia đình?
CHÁNH ÁN: Bà không đặt câu hỏi mà đi vào kết luận. Bà đã giúp anh ta trả lời. Bà hãy đừng kết luận mà hãy hỏi.
TRẠNG SƯ: Anh có đăng ký vào viện tâm thần phải không?
BRÔĐXKI: Vâng,
TRẠNG SƯ: Anh đã điều trị nội trú phải không?
BRÔĐXKI: Vâng, từ cuối tháng Chạp 1963 đến mồng 5 tháng Giêng năm nay ở bệnh viện mang tên Kasencô ở Matxcơva.
TRẠNG SƯ: Phải chăng anh cho rằng bệnh tật của anh ngăn cản anh làm việc thường xuyên lâu dài ở một chỗ?
BRÔĐXKI: Có lẽ thế. Dường như thế. Hơn nữa, tôi không biết. Không, tôi không biết.
TRẠNG SƯ: Anh đã dịch một tập thơ tuyển các nhà thơ Cuba?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Anh dịch từ tiếng Tây Ban Nha?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Anh đã liên hệ với tiểu ban dịch thuật của Hội nhà văn?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Tôi yêu cầu toà cho đưa vào hồ sơ bản nhận xét của văn phòng tiểu ban dịch thuật... Danh sách các tập thơ đã in... Biên bản các hợp đồng... Bức điện văn: "Chúng tôi yêu cầu ký hợp đồng nhanh chóng"... (Liệt kê. Thậm chí chỉ một chứng cớ cũng đủ rõ việc kết tội ăn bám là bịa đặt). Tôi yêu cầu chuyển công dân Brôđxki đi kiểm nghiệm y học để luận về tình trạng sức khoẻ và về việc nó cản trở lao động thường xuyên. Ngoài ra, tôi yêu cầu phải thả công dân Brôđxki ngay. Tôi cho rằng đương sự không có tội lỗi nào và việc giam giữ đương sự là vi phạm luật pháp. Đương sự có chỗ ở thường xuyên trong đời sống dân cư và có thể gọi đến toà bất cứ lúc nào.
Toà lui vào nghị án. Sau đó trở ra và chánh án đọc quyết định:
Chuyển đi giám định tâm thần với câu hỏi đặt ra, phải chăng Brôđxki mắc một bệnh tâm thần nào đó và chính bệnh đó cản trở việc chuyển đương sự đến một địa điểm xa xôi để cưỡng bức lao động. Chuyển hồ sơ về cho cảnh sát để kiểm tra bổ sung việc kiếm sống của y. Nghiên cứu lịch sử bệnh án rõ ràng. Brôđxki đã lẩn tránh việc chữa tri, đề nghị đơn vị cảnh sát số 18 áp giải đương sự đến thẩm định tâm thần.
CHÁNH ÁN: Bị cáo muốn hỏi gì?
BRÔĐXKI: Tôi có một yêu cầu: cho đưa vào phòng tôi giấy và bút.
CHÁNH ÁN: Anh hãy yêu cầu điều đó với viên chỉ huy cảnh sát.
BRÔĐXKI: Tôi đã yêu cầu, ông ta từ chối. Tôi yêu cầu giấy và bút.
CHÁNH ÁN: (dấu dịu) Được, tôi cho chuyển đến.
BRÔĐXKI: Cám ơn.
Khi chúng tôi ra khỏi phòng xử án thì thấy trong hành lang và cầu thang chật ních người, nhất là thanh niên.
CHÁNH ÁN: Đông quá! Tôi không hình dung có chừng ấy người đến dự.
TỪ ĐÁM ĐÔNG: Không phải ngày nào người ta cũng xét xử các nhà thơ mà.
CHÁNH ÁN: Còn chúng tôi đằng nào cũng thế - nhà thơ hay không nhà thơ!
Theo ý kiến trạng sư bào chữa Z.N.Tôrôpôva nên thả Brôđxki để anh ta tự mình đến bệnh viên tâm thần để thẩm định, nhưng bà ta vẫn giam giữ anh ta và đưa anh ta đến bệnh viện với toán áp giải.
Phòng xử án quận Giécgenxki, thành phố Lêningrát, phố Khởi Nghĩa, nhà 36.
Ngày 18 tháng 2 năm 1964
Chánh án Xavêlêva
CHÁNH ÁN: Anh làm việc gì?
BRÔĐXKI: Tôi làm thơ. Dịch sách. Tôi nghĩ rằng ...
CHÁNH ÁN: Tôi không "nghĩ" cái gì hết. Đứng cho ngay ngắn!
Không được dựa vào tường! Anh hãy nhìn vào toà! Trả lời toà đầy đủ! (nói với tôi - nhà báo): Bây giừo chị hãy ngừng ghi chép đi! Nếu không tôi cho đưa ra khỏi phòng! (nói với Brôđxki): Anh có công việc thường xuyên không?
BRÔĐXKI: Tôi nghĩ rằng cái đó là công việc thường xuyên.
CHÁNH ÁN: Anh hãy trả lời cho đúng!
BRÔĐXKI: Tôi làm thơ. Tôi nghĩ rằng nó sẽ được in. Tôi nghĩ rằng...
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không chấp nhận cái từ "Tôi nghĩ rằng..." Anh hãy trả lời vì sao anh không làm việc?
BRÔĐXKI: Tôi đã làm việc. Tôi làm thơ.
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không quan tâm cái đó. Chúng tôi quan tâm đến việc anh gắn bó với cơ quan nào.
BRÔĐXKI: Tôi có hợp đồng với nhà xuất bản.
CHÁNH ÁN: Vậy hãy trả lời như thế. Nhưng hợp đồng của anh có đủ nuôi sống? ANh hãy kể ra số lượng bao nhiêu, tổng số thu nhập bao nhiêu?
BRÔĐXKI: Con số chính xác tôi không nhớ. Tất có hợp đồng đều ở trạng sư của tôi.
CHÁNH ÁN: Tôi hỏi anh.
BRÔĐXKI: Ở Mátxcơva người ta đã cho ra hai quyển sách tôi dịch... (tính toán)
CHÁNH ÁN: Thâm niên công tác của anh bao nhiêu?
BRÔĐXKI: Chừng...
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không quan tâm đến "chừng"!
BRÔĐXKI: 5 năm.
CHÁNH ÁN: Anh làm việc ở đâu?
BRÔĐXKI: Ở nhà máy, trong bộ phận địa chất...
CHÁNH ÁN: Anh làm việc ở nhà máy bao lâu rồi?
BRÔĐXKI: Một năm.
CHÁNH ÁN: Nghề gì?
BRÔĐXKI: Thợ phay.
CHÁNH ÁN: Thế nói chung chuyên môn của anh là gì?
BRÔĐXKI: Nhà thơ, nhà thơ-dịch giả.
CHÁNH ÁN: Ai chứng nhận anh là nhà thơ? AI liệt anh vào hàng các nhà thơ?
BRÔĐXKI: Không ai cả (không thách thức) mà có ai liệt tôi vào hàng con người đâu?
CHÁNH ÁN: Thế anh đã học cái ấy à?
BRÔĐXKI: Cái gì ạ?
CHÁNH ÁN: Chẳng lẽ để trở thành nhà thơ anh không trải qua đại học, có chuẩn bị... có học hành?
BRÔĐXKI: Tôi không nghĩ rằng... tôi không nghĩ là có thể đạt được điều ấy bằng học vấn.
CHÁNH ÁN: Vậy bằng cái gì?
BRÔĐXKI: Tôi nghĩ rằng, đó là ... (bối rối) nhờ trời...
CHÁNH ÁN: Anh có lời thỉnh cầu gì với toà?
BRÔĐXKI: Tôi muốn biết: vì sao người ta bắt tôi?
CHÁNH ÁN: Vấn đề đó không phải là lời thỉnh cầu.
BRÔĐXKI: Vậy thì tôi không có lời thỉnh cầu.
CHÁNH ÁN: Có câu hỏi phía biện hộ không?
TRẠNG SƯ: Có. Công dân Brôđxki, lương của anh, anh có mang về cho gia đình không?
BRÔĐXKI: Có.
TRẠNG SƯ: Bố mẹ của anh cũng đi làm?
BRÔĐXKI: Họ đều nghỉ hưu.
TRẠNG SƯ: Anh sống cùng một nhà?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Như vậy. thu nhập của anh, anh nhập vào nguồn thu gia đình?
CHÁNH ÁN: Bà không đặt câu hỏi mà đi vào kết luận. Bà đã giúp anh ta trả lời. Bà hãy đừng kết luận mà hãy hỏi.
TRẠNG SƯ: Anh có đăng ký vào viện tâm thần phải không?
BRÔĐXKI: Vâng,
TRẠNG SƯ: Anh đã điều trị nội trú phải không?
BRÔĐXKI: Vâng, từ cuối tháng Chạp 1963 đến mồng 5 tháng Giêng năm nay ở bệnh viện mang tên Kasencô ở Matxcơva.
TRẠNG SƯ: Phải chăng anh cho rằng bệnh tật của anh ngăn cản anh làm việc thường xuyên lâu dài ở một chỗ?
BRÔĐXKI: Có lẽ thế. Dường như thế. Hơn nữa, tôi không biết. Không, tôi không biết.
TRẠNG SƯ: Anh đã dịch một tập thơ tuyển các nhà thơ Cuba?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Anh dịch từ tiếng Tây Ban Nha?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Anh đã liên hệ với tiểu ban dịch thuật của Hội nhà văn?
BRÔĐXKI: Vâng.
TRẠNG SƯ: Tôi yêu cầu toà cho đưa vào hồ sơ bản nhận xét của văn phòng tiểu ban dịch thuật... Danh sách các tập thơ đã in... Biên bản các hợp đồng... Bức điện văn: "Chúng tôi yêu cầu ký hợp đồng nhanh chóng"... (Liệt kê. Thậm chí chỉ một chứng cớ cũng đủ rõ việc kết tội ăn bám là bịa đặt). Tôi yêu cầu chuyển công dân Brôđxki đi kiểm nghiệm y học để luận về tình trạng sức khoẻ và về việc nó cản trở lao động thường xuyên. Ngoài ra, tôi yêu cầu phải thả công dân Brôđxki ngay. Tôi cho rằng đương sự không có tội lỗi nào và việc giam giữ đương sự là vi phạm luật pháp. Đương sự có chỗ ở thường xuyên trong đời sống dân cư và có thể gọi đến toà bất cứ lúc nào.
Toà lui vào nghị án. Sau đó trở ra và chánh án đọc quyết định:
Chuyển đi giám định tâm thần với câu hỏi đặt ra, phải chăng Brôđxki mắc một bệnh tâm thần nào đó và chính bệnh đó cản trở việc chuyển đương sự đến một địa điểm xa xôi để cưỡng bức lao động. Chuyển hồ sơ về cho cảnh sát để kiểm tra bổ sung việc kiếm sống của y. Nghiên cứu lịch sử bệnh án rõ ràng. Brôđxki đã lẩn tránh việc chữa tri, đề nghị đơn vị cảnh sát số 18 áp giải đương sự đến thẩm định tâm thần.
CHÁNH ÁN: Bị cáo muốn hỏi gì?
BRÔĐXKI: Tôi có một yêu cầu: cho đưa vào phòng tôi giấy và bút.
CHÁNH ÁN: Anh hãy yêu cầu điều đó với viên chỉ huy cảnh sát.
BRÔĐXKI: Tôi đã yêu cầu, ông ta từ chối. Tôi yêu cầu giấy và bút.
CHÁNH ÁN: (dấu dịu) Được, tôi cho chuyển đến.
BRÔĐXKI: Cám ơn.
Khi chúng tôi ra khỏi phòng xử án thì thấy trong hành lang và cầu thang chật ních người, nhất là thanh niên.
CHÁNH ÁN: Đông quá! Tôi không hình dung có chừng ấy người đến dự.
TỪ ĐÁM ĐÔNG: Không phải ngày nào người ta cũng xét xử các nhà thơ mà.
CHÁNH ÁN: Còn chúng tôi đằng nào cũng thế - nhà thơ hay không nhà thơ!
Theo ý kiến trạng sư bào chữa Z.N.Tôrôpôva nên thả Brôđxki để anh ta tự mình đến bệnh viên tâm thần để thẩm định, nhưng bà ta vẫn giam giữ anh ta và đưa anh ta đến bệnh viện với toán áp giải.
PHIÊN TOÀ THỨ HAI IÔXÍP BRÔĐXKI
Phòng họp Câu lạc bộ Những nhà xây dựng Thành phố Lêningơrát, phố Phôntanca, số 22
Ngày 13 tháng 3 năm 1964
Chánh án Xavêlêva
Kết luận của thẩm định nói rõ: "Có những biểu hiện bệnh thái nhân cách trong tính cách, nhưng có khả năng làm việc. Vì vậy có thể áp dụng những biện pháp của thể chế hành chính".
Người đến dự phiên toà bắt gặp một thông báo: PHIÊN TOÀ XỬ TÊN ĂN BÁM BRÔĐXKI.
Gian phòng lớn của Câu lạc bộ Những nhà xây dựng đông nghịt người.
- Đứng dậy! Toà bắt đầu làm việc!
Chánh án Vavêlêva hỏi Brôđxki có khẩn cầu điều gì với toà. Lộ ra điều cả phiên toà thứ nhất lẫn phiên toà này Brôđxki vẫn chưa quen với vụ án. Chánh án tuyên bố tạm nghỉ. Người ta dẫn Brôđxki ra để anh ta có thể làm quen với phiên toà. Không bao lâu người ta lại dẫn anh ta đến và anh ta nói những bài thơi ở trang 141, 143, 155, 200, 234 (anh ta đếm) là không phải của anh ta. Ngoài ra anh ta yêu cầu không xếp vào hồ sơ quyển nhật ký mà anh ta sử dụng năm 1956 là lúc anh ta 16 tuổi. Trạng sư bào chữa tán thành yêu cầu đó.
CHÁNH ÁN: Chúng tôi đọc phần được gọi là thơ của anh ta, còn phần vở ghi chép cá nhân không cần thiết tịch thu. Công dân Brôđxki, kể từ năm 1956 anh đã đổi 13 chỗ làm việc. Anh làm việc tỏng nhà máy một năm sau đó nửa năm không làm. Mùa hè anh làm việc trong bộ phận địa chất, rồi sau đó 4 tháng không làm việc ... (liệt kê những nơi làm việc và thời gian nghỉ tiếp đó). Anh hãy giỉa thích trước toà tại sao anh bỏ không làm việc, giữ lối sống ăn bám?
BRÔĐXKI: Tôi tạm nghỉ làm việc. Tôi sáng tác, ngay cả bây giờ tôi cũng sáng tác: tôi làm thơ.
CHÁNH ÁN: Có nghĩa, anh viết cái mà anh gọi là thơ chăng? Thế vì lợi ích gì anh thường xuyên thay đổi chỗ làm việc?
BRÔĐXKI: Tôi bắt đầu làm việc từ 15 tuổi. Tôi quan tâm đến tất cả. Tôi thay đổi công việc để có thể biết nhiều hơn về cuộc sống và con người.
CHÁNH ÁN: Thế anh đã làm gì có ích cho Tổ quốc?
BRÔĐXKI: Tôi làm thơ. Đó là công việc của tôi. Tôi tin... tôi mong rằng những gì tôi đã viết là phục vụ con người, không chỉ bây giờ, mà cả thế hệ tương lai.
TIẾNG NÓI TỪ CÔNG CHÚNG: Hừ lên mặt!
TIẾNG NÓI KHÁC: Anh ta là nhà thơ, anh ta được quyền nghĩ như thế.
CHÁNH ÁN: Tức là, anh cho rằng những cái anh gọi là thơ sẽ đem lại lợi ích cho mọi người?
BRÔĐXKI: Thế tại sao bà gọi thơ ca "là cái được gọi là thơ"?
CHÁNH ÁN: Chúng tôi gọi thơ anh "cái được gọi là thơ" bởi vì anh chẳng có khái niệm gì về thơ cả.
XÔRÔKIN (hội thẩm viên): Anh nói về thế hệ tương lai. Anh cho rằng hiện nay người ta không hiểu thơ anh phải không?
BRÔĐXKI: Tôi không nói như thế. Điều đơn giản là thơ tôi chưa đuowcj xuất bản, mọi người chưa biết đến chúng.
XÔRÔKIN: Anh cho rằng nếu người ta biết đến chúng thì người ta sẽ thừa nhận chăng?
BRÔĐXKI: Vâng.
XÔRÔKIN: Anh nói rằng anh có tính ham hiểu biết rất mạnh. Vì sao anh không muốn phục vụ trong quân đội Xô Viết?
BRÔĐXKI: Tôi sẽ không trả lời những câu hỏi như vậy.
CHÁNH ÁN: Anh hãy trả lời đi!
BRÔĐXKI: Tôi được hoãn dịch. Không phải tôi "không muốn" mà được hoãn dịch. Đó là chuyện khác. Người ta hai lần hoãn dịch tôi. Lần đầu vì cha tôi ốm, lần thứ hai vì tôi bị ốm.
XÔRÔKIN: Phải chăng anh có thể sống với chừng ấy cái anh kiếm được?
BRÔĐXKI: Phải. Ngồi tù. Mỗi buổi chiều tôi phải ký nhận việc người ta chi phí cho tôi mỗi ngày 40 côpếch. Còn tôi thường kiếm được hơn 40 côpếch một ngày.
XÔRÔKIN: Nhưng còn cần áo quần, giầy dép.
BRÔĐXKI: Tôi có một bộ quần áo - đã cũ, nhưng chẳng đến nỗi nào. Còn những cái khác thì tôi không cần.
TRẠNG SƯ: Các nhà chuyên môn đánh giá cao thơ anh không?
BRÔĐXKI: Có, Trucôpxki và Mácsắc rất khen những bản dịch của tôi. Cao hơn những gì tôi đáng được.
TRẠNG SƯ: Anh giữ liên hệ với tiểu ban dịch thuật của Hội nhà văn?
BRÔĐXKI: Vâng. Tôi đã phát biểu trong niên giám thơ mang tên "Lần đầu tiên trong tiếng Nga" và đã đọc bản dịch từ tiếng Ba Lan.
CHÁNH ÁN: (nói với người bào chữa): Đáng ra bà phải hỏi anh ta về những việc làm hữu ích, đằng này lại hỏi về chuyện phát biểu.
TRẠNG SƯ: Những bản dịch cũng là công việc hữu ích của anh ta.
CHÁNH ÁN: Brôđxki, tốt nhất hãy giải thích cho toà vì sao anh nghỉ bỏ dở công việc, không chịu lao động?
BRÔĐXKI: Tôi vẫn làm việc. Tôi làm những bài thơ.
CHÁNH ÁN: Nhưng vẫn có những người vừa làm việc ở nhà máy, vừa làm thơ. Cái gì cản trở anh xử sự như vậy?
BRÔĐXKI: Nhưng chính người ta không ai giống ai. Thậm chí màu tóc, vẻ mặt...
CHÁNH ÁN: Điều đó chẳng phải khám phá gì của anh. Ai cũng biết cả. Tốt nhất anh hãy làm rõ xem anh đánh giá việc anh tham gia vào cuộc vận động vĩ đại tiến lên chủ nghĩa cộng sản của chúng ta như thế nào?
BRÔĐXKI: Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản - điều đó không chỉ là có mặt bên cỗ máy hay cánh đồng. Nó nằm cả trong lao động trí óc, mà...
CHÁNH ÁN: Hãy dừng lại những lời nói cao đạo. Tốt nhất hãy trả lời anh xác lập hoạt động lao động của mình cho tương lai thế nào?
BRÔĐXKI: Tôi muốn làm thơ và dịch. Nhưng nếu điều đó mâu thuẫn với những chuẩn mực hiện hành nào đó thì tôi sẽ lao động đều đặn nhưng dù sao thì tôi cũng sẽ làm thơ.
HỘI THẨM CHIAGLƯI: Ở nước ta ai cũng làm việc. Tại sao anh vô công rồi nghề chừng ấy thời gian?
BRÔĐXKI: Ông không coi lao động của tôi là lao động. Tôi làm thơ, tôi coi đó là lao động.
CHÁNH ÁN: Anh đã rút ra kết luận cho mình từ những phát biểu trên báo chí chưa?
BRÔĐXKI: Bài báo của Lécnhéc là dối trá. Đó là kết luận duy nhất tôi rút ra.
CHÁNH ÁN: Có nghĩa anh không rút ra kết luận khác?
BRÔĐXKI: Không. Tôi không mình là con người có lốí sống ăn bám.
TRẠNG SƯ: Anh nói rằng bài báo "Kẻ ăn bám tấp tểnh văn chương" đăng trên báo "Lêningơrát buổi chiều" là không đúng. Tại sao?
BRÔĐXKI: Ở đó chỉ có tên họ là đúng. Thậm chí tuổi tác cũng không đúng. Thậm chí cũng không phải thơ của tôi. Ở đấy người ta gọi những người mà tôi vừa viết hoặc hoàn toàn không biết là bạn bè của tôi. Như thế làm sao tôi có thể coi bài báo đó là đúng đắn và rút ra kết luận từ nó?
TRẠNG SƯ: Anh coi lao động của mình là có ích. Những người làm chứng của tôi có thể khẳng định điều đó không?
CHÁNH ÁN: (nói với trạng sư một cách châm biếm): Bà chỉ muốn gọi đến những nhân chứng cho điều ấy hay sao?
XÔRÔKIN (nói với Brôđxki): Phải chăng anh có thể tự mình, dịch từ tiếng Xécbi mà không lợi dụng lao động của người khác.
BRÔĐXKI: Ông đã đặt một câu hỏi không lịch sự. Bản hợp đồng đôi lúc đòi hỏi một bản dịch sát từng câu chữ. Tôi biết tiếng Ba Lan, còn tiếng Xécbi tôi biết ít hơn, nhưng đó là tiếng mẹ đẻ của tôi, và với sự giúp đỡ của bản dịch sát tôi thể thực hiện bản dịch của mình.
CHÁNH ÁN: Nữ nhân chứng Gruđinhina.
GRUĐINHINA: Tôi lãnh đạo công việc các nhà thơ trẻ hơn 11 năm. Trong khoảng 7 năm tôi là thành viên uỷ ban công tác với các tác giả trẻ. Hiện nay tôi lãnh đạo các nhà thơ lớp lớn ở Cung thiếu nhi và nhóm văn học trẻ của nhà máy "Xvétlana". Theo yêu cầu của nhà xuất bản tôi đã sưu tập và biên tập 4 tập tuyển chọn các nhà thơ trẻ gồm hơn 200 tác giả mới. Như vậy, trên thực tế tôi biết các sáng tác của hầu hết các nhà thơ trẻ trong thành phố.
Tôi biến đến sáng tác của Brôđxki, như một nhà thơ trẻ, từ năm 1959, 1960. Đó là những bài thơ chưa hoàn thiện nhưng đã mang được những bản sắc và hình tượng rực rỡ. Tôi không đưa anh ta vào tuyển tập, nhưng theo tôi đó là một tác giả có khả năng. Đến mùa thu 1963m tôi không còn gặp Brôđxki nữa.
Sau khi bài báo "Kẻ ăn bám tấp tểnh văn chương" đăng trên tờ "Lêningơrát buồi chiều" tôi đã gọi Brôđxki đến chỗ tôi để nói chuyện cũng giống như lớp trẻ thường nhờ tôi can thiệp trường hợp bị người ta vu khống. Brôđxki hỏi tôi phải làm gì bây giờ? - tôi trả lời cần nghiên cứu ngon ngữ và tìm hiểu các bản dịch văn học độ nửa năm. Tôi đã nhận những bản thảo do anh ta dịch để tìm hiểu.
Với sự am hiểu của một nhà thơ chuyên nghiệp và người làm văn học, tôi khẳng định rằng những bản dịch của Brôđxki có một trình độ nghề nghiệp cao. Brôđxki nắm được nghiệp vụ, là một tài năng không thể gặp trong nghệ thuật dịch thơ. Anh đã giới thiệu với tôi công trình của mình với 368 dòng thơ, ngoài ra tôi đã đọc 120 dòng thơ dịch của anh đã được in trên sách báo Matxcơva.
Theo kinh nghiệm riêng của hoạt động dịch văn học, tôi biết khối lượng công việc như vậy đòi hỏi tác giả không ít hơn nửa năm lao động miệt mài, kể cả việc bận bịu công việc chạy xuất bản và trao đổi với các nhà biên tập. Thời gian dành cho sự bận bịu như thế, ai cũng biết là không thích hợp cho sự tính toán. Nếu đánh giá những bản dịch mà chính mắt tôi đã đọc, thậm chí theo giá nhuận bút thấp nhất thì Brôđxki cũng đã được kiếm được chừng 300 rúp tiền mới. Vấn đề chỉ là ở chỗ, bao giừo anh ta được in toàn bộ những gì làm được.
Ngoài hợp đồng về dịch thuật, Brôđxki đã giới thiệu với tôi những hợp đồng với phát thanh và truyền hình, anh ta đã hoàn thành hợp đồng nhưng cũng chưa nhận đủ tiền.
Từ câu chuyện với Brôđxki và những người biết anh ta, tôi biết Brôđxki sống rất khiêm nhường, từ chối cả cách ăn mặc và thú vui, phần lớn thời gian ngồi vào bàn làm việc. Số tiền nhận được do lao động của mình anh mang về cho gia đình.
TRẠNG SƯ: Nói chung để dịch thơ có cần am hiểu sáng tác của tác giả không?
GRUĐINHINA: Có. Để có những bản dịch tốt như những bản dịch của Brôđxki cần am hiểu sáng tác của tác giả và thâm nhập vào giọng điệu của họ.
TRẠNG SƯ: Nhuận bút cho bản dịch có giảm đi không nếu dịch qua một bản dịch sát nghĩa?
GRUĐINHINA: Có giảm. Dịch theo một bản dịch sát nghĩa các nhà thơ Hung mỗi dòng tôi nhận đuợc dưói 1 rúp (tiền cũ).
TRẠNG SƯ: Phải chăng các dịch giả áp dụng việc dịch theo bản dịch sát nghĩa?
GRUĐINHINA: Vâng, khắp nơi. Một trong những dịch giả tên tuổi nhất của Lêningơrát là Ghitôvích đã dịch tiếng Hán cổ qua một bản dịch sát nghĩa.
HỘI THẨM LÊBÊĐÉP: Phải chăng có thể tự học tiếng nước khác?
GRUĐINHINA: Tôi tự học được hai thứ tiếng để bổ túc thêm phần tôi đã học ở đại học.
TRẠNG SƯ: Nếu Brôđxki không biết tiếng Xécbi liệu anh ta vẫn có thể có bản dịch có trình độ văn học cao không?
GRUĐINHINA: Được, tất nhiên.
TRẠNG SƯ: Thế chị có coi việc sử dụng bản dịch sát nghĩa lao động của người khác là đáng chê trách chăng?
GRUĐINHINA: Có trời biết.
HỘI THẨM LÊBÊĐÉP: Tôi đã xem quyển sách này. Thơ Brôđxki tất cả đều hai câu nhỏ.
GRUĐINHINA: Tôi muốn làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đặc trưng lao động văn học. Vấn đề là...
CHÁNH ÁN: Không, không cần. Vậy bà có ý kiến như thế nào về thơ Brôđxki?
GRUĐINHINA: Theo ý kiến tôi, đó là một nhà thơ rất tài năng và hơn nhiều người một cái đầu, những người được gọi là dịch giả chuyên nghiệp.
CHÁNH ÁN: Vì sao anh ta làm việc đơn độc và không tham gia một tổ chức văn học nào?
GRUĐINHINA: Năm 1958 anh ấy xin gia nhập vào nhóm văn học của tôi. Nhưng tôi nghe nói anh ta là chàng trai suy nhược thần kinh nên không kết anh ta, đẩy anh ta khỏi tay mình. Đó là một khuyết điểm, tôi rất tiếc về điều đó. Hiện giờ tôi sẵn lòng nhận anh ta vào nhóm của tôi, sẽ cùng làm việc với anh ta nếu anh ta bằng lòng.
HỘI THẨM CHIAGLƯI: Có thể lúc nào đấy chính bà nhìn thấy anh ta làm thơ hoặc anh ta sử dụng lao động của người khác?
GRUĐINHINA: Tôi không nhìn thấy Brôđxki ngồi và viết như thế nào. Vả chăng tôi cũng không nhìn thấy Sôlôkhốp ngồi ở bàn viết và viết như thế nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là...
CHÁNH ÁN: Không cần thiết so sánh Sôlôkhốp và Brôđxki. Chẳng lẽ bà không giảng giải cho lớp trẻ hiểu Nhà nước đòi hỏi lớp trẻ phải đi học? Chính Brôđxki chỉ mới lớp bảy.
GRUĐINHINA: Khối lượng kiến thức ở anh ta rất lớn. Tôi tin điều đó khi đọc bản dịch của anh ta.
XÔRÔKIN: Bà đã đọc những bài thơ xấu, thơ con heo ở anh ta chưa?
GRUĐINHINA: Không, không bao giờ.
TRẠNG SƯ: Đây là điều tôi muốn hỏi bà, thưa nhân chứng. Những tác phẩm của Brôđxki voà năm 1963 là như sau: những bài thơ trong tập "Rạng Đông ở Cuba", những bản dịch thơ Gantrinxki (Sự thật, còn chưa xuất bản); những bài thơ trong tập "Các nhà thơ Nam Tư", những bài hát và bài báo trong tạp chí "Đống lửa". Có thể coi những việc đó là lao động nghiêm túc không?
GRUĐINHINA: Quả như thế, không có gì nghi ngờ cả. Đó là một năm đầy ắp công việc, còn tiền của hoạt động đó có thể chưa được thanh toán hôm nay và một vài năm về sau. Thật không đúng khi xác định lao động của nhà thơ trẻ bằng khoản nhuận bút anh ta nhận được trong một thời gian nhất định. Tác giả trẻ có thể gặp phải thất bại, có thể buộc phải làm việc lâu dài thêm. Có một chuyện vui như sau: cái khác nhau giữa tên ăn bám và nhà thơ trẻ là ở chỗ: tên ăn bám không làm mà vẫn ăn, còn nhà thơ trẻ thì làm nhưng không phải lúc nào cũng có ăn.
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không vừa lòng với ý kiến đó của bà. Trên đất nước của ta mỗi người thu nhập theo lao động của mình, vì vậy không thể cso việc anh ta làm nhiều mà hưởng thụ ít. Trên đất nước của chúng ta, những thiện cảm lớn là dành cho các nhà thơ trẻ mà bà nói rằng họ đói. Vì sao bà nói rằng các nhà thơ trẻ không có ăn?
GRUĐINHINA: Tôi không nói như vậy. Tôi đã rào trước đấy là chuyện vui trong đó có một phần sự thật. Các nhà thơ trẻ thu nhập rất khác nhau.
CHÁNH ÁN: Thế đấy, việc đó phụ thuộc ở họ. Không cần giải thích cho chúng tôi chuyện đó. Được rồi, bà đã giải thích lời của bà là chuyện cười. Chúng tôi tiếp nhận thông báo đó.
(gọi nhân chứng mới - Etkinđơ, Ephim Grigôrêvích)
Ngày 13 tháng 3 năm 1964
Chánh án Xavêlêva
Kết luận của thẩm định nói rõ: "Có những biểu hiện bệnh thái nhân cách trong tính cách, nhưng có khả năng làm việc. Vì vậy có thể áp dụng những biện pháp của thể chế hành chính".
Người đến dự phiên toà bắt gặp một thông báo: PHIÊN TOÀ XỬ TÊN ĂN BÁM BRÔĐXKI.
Gian phòng lớn của Câu lạc bộ Những nhà xây dựng đông nghịt người.
- Đứng dậy! Toà bắt đầu làm việc!
Chánh án Vavêlêva hỏi Brôđxki có khẩn cầu điều gì với toà. Lộ ra điều cả phiên toà thứ nhất lẫn phiên toà này Brôđxki vẫn chưa quen với vụ án. Chánh án tuyên bố tạm nghỉ. Người ta dẫn Brôđxki ra để anh ta có thể làm quen với phiên toà. Không bao lâu người ta lại dẫn anh ta đến và anh ta nói những bài thơi ở trang 141, 143, 155, 200, 234 (anh ta đếm) là không phải của anh ta. Ngoài ra anh ta yêu cầu không xếp vào hồ sơ quyển nhật ký mà anh ta sử dụng năm 1956 là lúc anh ta 16 tuổi. Trạng sư bào chữa tán thành yêu cầu đó.
CHÁNH ÁN: Chúng tôi đọc phần được gọi là thơ của anh ta, còn phần vở ghi chép cá nhân không cần thiết tịch thu. Công dân Brôđxki, kể từ năm 1956 anh đã đổi 13 chỗ làm việc. Anh làm việc tỏng nhà máy một năm sau đó nửa năm không làm. Mùa hè anh làm việc trong bộ phận địa chất, rồi sau đó 4 tháng không làm việc ... (liệt kê những nơi làm việc và thời gian nghỉ tiếp đó). Anh hãy giỉa thích trước toà tại sao anh bỏ không làm việc, giữ lối sống ăn bám?
BRÔĐXKI: Tôi tạm nghỉ làm việc. Tôi sáng tác, ngay cả bây giờ tôi cũng sáng tác: tôi làm thơ.
CHÁNH ÁN: Có nghĩa, anh viết cái mà anh gọi là thơ chăng? Thế vì lợi ích gì anh thường xuyên thay đổi chỗ làm việc?
BRÔĐXKI: Tôi bắt đầu làm việc từ 15 tuổi. Tôi quan tâm đến tất cả. Tôi thay đổi công việc để có thể biết nhiều hơn về cuộc sống và con người.
CHÁNH ÁN: Thế anh đã làm gì có ích cho Tổ quốc?
BRÔĐXKI: Tôi làm thơ. Đó là công việc của tôi. Tôi tin... tôi mong rằng những gì tôi đã viết là phục vụ con người, không chỉ bây giờ, mà cả thế hệ tương lai.
TIẾNG NÓI TỪ CÔNG CHÚNG: Hừ lên mặt!
TIẾNG NÓI KHÁC: Anh ta là nhà thơ, anh ta được quyền nghĩ như thế.
CHÁNH ÁN: Tức là, anh cho rằng những cái anh gọi là thơ sẽ đem lại lợi ích cho mọi người?
BRÔĐXKI: Thế tại sao bà gọi thơ ca "là cái được gọi là thơ"?
CHÁNH ÁN: Chúng tôi gọi thơ anh "cái được gọi là thơ" bởi vì anh chẳng có khái niệm gì về thơ cả.
XÔRÔKIN (hội thẩm viên): Anh nói về thế hệ tương lai. Anh cho rằng hiện nay người ta không hiểu thơ anh phải không?
BRÔĐXKI: Tôi không nói như thế. Điều đơn giản là thơ tôi chưa đuowcj xuất bản, mọi người chưa biết đến chúng.
XÔRÔKIN: Anh cho rằng nếu người ta biết đến chúng thì người ta sẽ thừa nhận chăng?
BRÔĐXKI: Vâng.
XÔRÔKIN: Anh nói rằng anh có tính ham hiểu biết rất mạnh. Vì sao anh không muốn phục vụ trong quân đội Xô Viết?
BRÔĐXKI: Tôi sẽ không trả lời những câu hỏi như vậy.
CHÁNH ÁN: Anh hãy trả lời đi!
BRÔĐXKI: Tôi được hoãn dịch. Không phải tôi "không muốn" mà được hoãn dịch. Đó là chuyện khác. Người ta hai lần hoãn dịch tôi. Lần đầu vì cha tôi ốm, lần thứ hai vì tôi bị ốm.
XÔRÔKIN: Phải chăng anh có thể sống với chừng ấy cái anh kiếm được?
BRÔĐXKI: Phải. Ngồi tù. Mỗi buổi chiều tôi phải ký nhận việc người ta chi phí cho tôi mỗi ngày 40 côpếch. Còn tôi thường kiếm được hơn 40 côpếch một ngày.
XÔRÔKIN: Nhưng còn cần áo quần, giầy dép.
BRÔĐXKI: Tôi có một bộ quần áo - đã cũ, nhưng chẳng đến nỗi nào. Còn những cái khác thì tôi không cần.
TRẠNG SƯ: Các nhà chuyên môn đánh giá cao thơ anh không?
BRÔĐXKI: Có, Trucôpxki và Mácsắc rất khen những bản dịch của tôi. Cao hơn những gì tôi đáng được.
TRẠNG SƯ: Anh giữ liên hệ với tiểu ban dịch thuật của Hội nhà văn?
BRÔĐXKI: Vâng. Tôi đã phát biểu trong niên giám thơ mang tên "Lần đầu tiên trong tiếng Nga" và đã đọc bản dịch từ tiếng Ba Lan.
CHÁNH ÁN: (nói với người bào chữa): Đáng ra bà phải hỏi anh ta về những việc làm hữu ích, đằng này lại hỏi về chuyện phát biểu.
TRẠNG SƯ: Những bản dịch cũng là công việc hữu ích của anh ta.
CHÁNH ÁN: Brôđxki, tốt nhất hãy giải thích cho toà vì sao anh nghỉ bỏ dở công việc, không chịu lao động?
BRÔĐXKI: Tôi vẫn làm việc. Tôi làm những bài thơ.
CHÁNH ÁN: Nhưng vẫn có những người vừa làm việc ở nhà máy, vừa làm thơ. Cái gì cản trở anh xử sự như vậy?
BRÔĐXKI: Nhưng chính người ta không ai giống ai. Thậm chí màu tóc, vẻ mặt...
CHÁNH ÁN: Điều đó chẳng phải khám phá gì của anh. Ai cũng biết cả. Tốt nhất anh hãy làm rõ xem anh đánh giá việc anh tham gia vào cuộc vận động vĩ đại tiến lên chủ nghĩa cộng sản của chúng ta như thế nào?
BRÔĐXKI: Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản - điều đó không chỉ là có mặt bên cỗ máy hay cánh đồng. Nó nằm cả trong lao động trí óc, mà...
CHÁNH ÁN: Hãy dừng lại những lời nói cao đạo. Tốt nhất hãy trả lời anh xác lập hoạt động lao động của mình cho tương lai thế nào?
BRÔĐXKI: Tôi muốn làm thơ và dịch. Nhưng nếu điều đó mâu thuẫn với những chuẩn mực hiện hành nào đó thì tôi sẽ lao động đều đặn nhưng dù sao thì tôi cũng sẽ làm thơ.
HỘI THẨM CHIAGLƯI: Ở nước ta ai cũng làm việc. Tại sao anh vô công rồi nghề chừng ấy thời gian?
BRÔĐXKI: Ông không coi lao động của tôi là lao động. Tôi làm thơ, tôi coi đó là lao động.
CHÁNH ÁN: Anh đã rút ra kết luận cho mình từ những phát biểu trên báo chí chưa?
BRÔĐXKI: Bài báo của Lécnhéc là dối trá. Đó là kết luận duy nhất tôi rút ra.
CHÁNH ÁN: Có nghĩa anh không rút ra kết luận khác?
BRÔĐXKI: Không. Tôi không mình là con người có lốí sống ăn bám.
TRẠNG SƯ: Anh nói rằng bài báo "Kẻ ăn bám tấp tểnh văn chương" đăng trên báo "Lêningơrát buổi chiều" là không đúng. Tại sao?
BRÔĐXKI: Ở đó chỉ có tên họ là đúng. Thậm chí tuổi tác cũng không đúng. Thậm chí cũng không phải thơ của tôi. Ở đấy người ta gọi những người mà tôi vừa viết hoặc hoàn toàn không biết là bạn bè của tôi. Như thế làm sao tôi có thể coi bài báo đó là đúng đắn và rút ra kết luận từ nó?
TRẠNG SƯ: Anh coi lao động của mình là có ích. Những người làm chứng của tôi có thể khẳng định điều đó không?
CHÁNH ÁN: (nói với trạng sư một cách châm biếm): Bà chỉ muốn gọi đến những nhân chứng cho điều ấy hay sao?
XÔRÔKIN (nói với Brôđxki): Phải chăng anh có thể tự mình, dịch từ tiếng Xécbi mà không lợi dụng lao động của người khác.
BRÔĐXKI: Ông đã đặt một câu hỏi không lịch sự. Bản hợp đồng đôi lúc đòi hỏi một bản dịch sát từng câu chữ. Tôi biết tiếng Ba Lan, còn tiếng Xécbi tôi biết ít hơn, nhưng đó là tiếng mẹ đẻ của tôi, và với sự giúp đỡ của bản dịch sát tôi thể thực hiện bản dịch của mình.
CHÁNH ÁN: Nữ nhân chứng Gruđinhina.
GRUĐINHINA: Tôi lãnh đạo công việc các nhà thơ trẻ hơn 11 năm. Trong khoảng 7 năm tôi là thành viên uỷ ban công tác với các tác giả trẻ. Hiện nay tôi lãnh đạo các nhà thơ lớp lớn ở Cung thiếu nhi và nhóm văn học trẻ của nhà máy "Xvétlana". Theo yêu cầu của nhà xuất bản tôi đã sưu tập và biên tập 4 tập tuyển chọn các nhà thơ trẻ gồm hơn 200 tác giả mới. Như vậy, trên thực tế tôi biết các sáng tác của hầu hết các nhà thơ trẻ trong thành phố.
Tôi biến đến sáng tác của Brôđxki, như một nhà thơ trẻ, từ năm 1959, 1960. Đó là những bài thơ chưa hoàn thiện nhưng đã mang được những bản sắc và hình tượng rực rỡ. Tôi không đưa anh ta vào tuyển tập, nhưng theo tôi đó là một tác giả có khả năng. Đến mùa thu 1963m tôi không còn gặp Brôđxki nữa.
Sau khi bài báo "Kẻ ăn bám tấp tểnh văn chương" đăng trên tờ "Lêningơrát buồi chiều" tôi đã gọi Brôđxki đến chỗ tôi để nói chuyện cũng giống như lớp trẻ thường nhờ tôi can thiệp trường hợp bị người ta vu khống. Brôđxki hỏi tôi phải làm gì bây giờ? - tôi trả lời cần nghiên cứu ngon ngữ và tìm hiểu các bản dịch văn học độ nửa năm. Tôi đã nhận những bản thảo do anh ta dịch để tìm hiểu.
Với sự am hiểu của một nhà thơ chuyên nghiệp và người làm văn học, tôi khẳng định rằng những bản dịch của Brôđxki có một trình độ nghề nghiệp cao. Brôđxki nắm được nghiệp vụ, là một tài năng không thể gặp trong nghệ thuật dịch thơ. Anh đã giới thiệu với tôi công trình của mình với 368 dòng thơ, ngoài ra tôi đã đọc 120 dòng thơ dịch của anh đã được in trên sách báo Matxcơva.
Theo kinh nghiệm riêng của hoạt động dịch văn học, tôi biết khối lượng công việc như vậy đòi hỏi tác giả không ít hơn nửa năm lao động miệt mài, kể cả việc bận bịu công việc chạy xuất bản và trao đổi với các nhà biên tập. Thời gian dành cho sự bận bịu như thế, ai cũng biết là không thích hợp cho sự tính toán. Nếu đánh giá những bản dịch mà chính mắt tôi đã đọc, thậm chí theo giá nhuận bút thấp nhất thì Brôđxki cũng đã được kiếm được chừng 300 rúp tiền mới. Vấn đề chỉ là ở chỗ, bao giừo anh ta được in toàn bộ những gì làm được.
Ngoài hợp đồng về dịch thuật, Brôđxki đã giới thiệu với tôi những hợp đồng với phát thanh và truyền hình, anh ta đã hoàn thành hợp đồng nhưng cũng chưa nhận đủ tiền.
Từ câu chuyện với Brôđxki và những người biết anh ta, tôi biết Brôđxki sống rất khiêm nhường, từ chối cả cách ăn mặc và thú vui, phần lớn thời gian ngồi vào bàn làm việc. Số tiền nhận được do lao động của mình anh mang về cho gia đình.
TRẠNG SƯ: Nói chung để dịch thơ có cần am hiểu sáng tác của tác giả không?
GRUĐINHINA: Có. Để có những bản dịch tốt như những bản dịch của Brôđxki cần am hiểu sáng tác của tác giả và thâm nhập vào giọng điệu của họ.
TRẠNG SƯ: Nhuận bút cho bản dịch có giảm đi không nếu dịch qua một bản dịch sát nghĩa?
GRUĐINHINA: Có giảm. Dịch theo một bản dịch sát nghĩa các nhà thơ Hung mỗi dòng tôi nhận đuợc dưói 1 rúp (tiền cũ).
TRẠNG SƯ: Phải chăng các dịch giả áp dụng việc dịch theo bản dịch sát nghĩa?
GRUĐINHINA: Vâng, khắp nơi. Một trong những dịch giả tên tuổi nhất của Lêningơrát là Ghitôvích đã dịch tiếng Hán cổ qua một bản dịch sát nghĩa.
HỘI THẨM LÊBÊĐÉP: Phải chăng có thể tự học tiếng nước khác?
GRUĐINHINA: Tôi tự học được hai thứ tiếng để bổ túc thêm phần tôi đã học ở đại học.
TRẠNG SƯ: Nếu Brôđxki không biết tiếng Xécbi liệu anh ta vẫn có thể có bản dịch có trình độ văn học cao không?
GRUĐINHINA: Được, tất nhiên.
TRẠNG SƯ: Thế chị có coi việc sử dụng bản dịch sát nghĩa lao động của người khác là đáng chê trách chăng?
GRUĐINHINA: Có trời biết.
HỘI THẨM LÊBÊĐÉP: Tôi đã xem quyển sách này. Thơ Brôđxki tất cả đều hai câu nhỏ.
GRUĐINHINA: Tôi muốn làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đặc trưng lao động văn học. Vấn đề là...
CHÁNH ÁN: Không, không cần. Vậy bà có ý kiến như thế nào về thơ Brôđxki?
GRUĐINHINA: Theo ý kiến tôi, đó là một nhà thơ rất tài năng và hơn nhiều người một cái đầu, những người được gọi là dịch giả chuyên nghiệp.
CHÁNH ÁN: Vì sao anh ta làm việc đơn độc và không tham gia một tổ chức văn học nào?
GRUĐINHINA: Năm 1958 anh ấy xin gia nhập vào nhóm văn học của tôi. Nhưng tôi nghe nói anh ta là chàng trai suy nhược thần kinh nên không kết anh ta, đẩy anh ta khỏi tay mình. Đó là một khuyết điểm, tôi rất tiếc về điều đó. Hiện giờ tôi sẵn lòng nhận anh ta vào nhóm của tôi, sẽ cùng làm việc với anh ta nếu anh ta bằng lòng.
HỘI THẨM CHIAGLƯI: Có thể lúc nào đấy chính bà nhìn thấy anh ta làm thơ hoặc anh ta sử dụng lao động của người khác?
GRUĐINHINA: Tôi không nhìn thấy Brôđxki ngồi và viết như thế nào. Vả chăng tôi cũng không nhìn thấy Sôlôkhốp ngồi ở bàn viết và viết như thế nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là...
CHÁNH ÁN: Không cần thiết so sánh Sôlôkhốp và Brôđxki. Chẳng lẽ bà không giảng giải cho lớp trẻ hiểu Nhà nước đòi hỏi lớp trẻ phải đi học? Chính Brôđxki chỉ mới lớp bảy.
GRUĐINHINA: Khối lượng kiến thức ở anh ta rất lớn. Tôi tin điều đó khi đọc bản dịch của anh ta.
XÔRÔKIN: Bà đã đọc những bài thơ xấu, thơ con heo ở anh ta chưa?
GRUĐINHINA: Không, không bao giờ.
TRẠNG SƯ: Đây là điều tôi muốn hỏi bà, thưa nhân chứng. Những tác phẩm của Brôđxki voà năm 1963 là như sau: những bài thơ trong tập "Rạng Đông ở Cuba", những bản dịch thơ Gantrinxki (Sự thật, còn chưa xuất bản); những bài thơ trong tập "Các nhà thơ Nam Tư", những bài hát và bài báo trong tạp chí "Đống lửa". Có thể coi những việc đó là lao động nghiêm túc không?
GRUĐINHINA: Quả như thế, không có gì nghi ngờ cả. Đó là một năm đầy ắp công việc, còn tiền của hoạt động đó có thể chưa được thanh toán hôm nay và một vài năm về sau. Thật không đúng khi xác định lao động của nhà thơ trẻ bằng khoản nhuận bút anh ta nhận được trong một thời gian nhất định. Tác giả trẻ có thể gặp phải thất bại, có thể buộc phải làm việc lâu dài thêm. Có một chuyện vui như sau: cái khác nhau giữa tên ăn bám và nhà thơ trẻ là ở chỗ: tên ăn bám không làm mà vẫn ăn, còn nhà thơ trẻ thì làm nhưng không phải lúc nào cũng có ăn.
CHÁNH ÁN: Chúng tôi không vừa lòng với ý kiến đó của bà. Trên đất nước của ta mỗi người thu nhập theo lao động của mình, vì vậy không thể cso việc anh ta làm nhiều mà hưởng thụ ít. Trên đất nước của chúng ta, những thiện cảm lớn là dành cho các nhà thơ trẻ mà bà nói rằng họ đói. Vì sao bà nói rằng các nhà thơ trẻ không có ăn?
GRUĐINHINA: Tôi không nói như vậy. Tôi đã rào trước đấy là chuyện vui trong đó có một phần sự thật. Các nhà thơ trẻ thu nhập rất khác nhau.
CHÁNH ÁN: Thế đấy, việc đó phụ thuộc ở họ. Không cần giải thích cho chúng tôi chuyện đó. Được rồi, bà đã giải thích lời của bà là chuyện cười. Chúng tôi tiếp nhận thông báo đó.
(gọi nhân chứng mới - Etkinđơ, Ephim Grigôrêvích)
CHÁNH ÁN: Hãy đưa cho chúng tôi chứng minh thư của ông, bởi vì họ của ông rất khó phát âm (cầm lấy chứng thư) Êtkinđơ... Ephim Ghecsêvích... Chúng tôi nghe ông.
ẾTKINĐƠ (hội viên Hội nhà văn, giảng viên Học viện mang tên Ghecxen): Công tác xã hội học, văn học của tôi liên quan tới việc bồi dưỡng những người dịch trẻ, tôi thường phải đọc, nghe những bản dịch của những người hoạt động Văn học trẻ. Cách đây một năm tôi được làm quen với công việc Brôđxki. Đó là những bản dịch về nhà thơ Ba Lan nổi tiếng Gantrinxki, những bài thơ mà ở nước ta còn ít được biết đến và gần như chưa ai dịch. Tôi cảm thấy một cách mãnh liệt tính rực rỡ của hình tượng thi ca, tính âm nhạc, niềm đam mê và sức mạnh thi ca. Điều làm tôi sửng sốt là Brôđxki tự mình nghiên cứu tiếng Ba Lan không nhờ bất cứ sự giúp đỡ nào. ANh ấy đọc thơ Gantrinxki bằng tếing Ba Lan với niềm say mê như thế nào thì anh đọc những bản dịch tiếng Nga của mình cũng say mê như vậy. Tôi hiểu tôi đang làm việc với con người có thiên tứ rất quý và - điều cũng không kém quan trọng - năng lực làm việc và sự siêng năng. Tôi có dịp may đọc những bản dịch chậm hơn đã củng cố cho tôi những suy nghĩ đó: Chẳng hạn những bản dịch từ nhà thơ Cuba Phécnăngđét đã được in trong sách "Rạng Đông ở Cuba" và từ các nhà thơ Nam Tư hiện đại được in trong tuyển tập của Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tôi đã nói chuyện nhiều với Brôđxki và kinh ngạc về trí thức của anh trong lĩnh vực văn học Mỹ, Anh và Ba Lan.
Dịch thơ - đó là công việc khó khăn nhất, đòi hỏi nhiệt tình, tri thức, tài năng. Trên con đường đó vô số điều không may có thể có thể đón đợi người làm văn học, còn thu nhập vật chất đó là chuyện xa xôi. Có thể một số năm dịch thơ mà không kiếm được một rúp nào. Thứ lao động đó đòi hỏi sự hy sinh của tình yêu với thi ca và với lao động của mình. Viện nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá của dân tộc khác - tất cả cái đó không thể được ngay một lúc. Tất cả những gì mà tôi biết về công việc Brôđxki đã làm tôi tin rằng trước mặt anh ta, trong tư cách nhà thơ - dịch giả, là cả một tương lai to lớn. Điều đó không chỉ là ý kiến của tôi. Văn phòng tiểu ban dịch thuật được tin nhà xuất bản huỷ bỏ hợp đồng đã ký với Brôđxki đã thông qua nghị quyết với sự nhất trí của tất cả mọi người yêu cầu giám đốc nhà xuất bản thu nạp Brôđxki vào công việc, lặp lại hợp đồng với anh ta.
Tôi biết đích xác rằng Macxắc, Trucôpxki, những uy tín lớn nhất trong lĩnh vực dịch thơ cũng xác nhận những ý kiến như vậy, đó là...
CHÁNH ÁN: Anh chỉ nên nói về mình.
ẾTKINĐƠ: Brôđxki cần được tạo điều kiện làm việc như một nhà thơ dịch giả. Sống xa thành phố lớn, nơi không hề có quyển sách cần thiết, không có môi trường văn học, điều đó rất khó khăn dường như khong thể làm việc được. Tôi nhắc lại, với lòng tin sâu sắc của mình rằng trên con đường đó một tương lai lớn lao đang đợi anh ấy. Cần phải nói rằng tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy thông báo "Phiên toà xử tên ăn bám Brôđxki".
CHÁNH ÁN: Chính ông đã biết đến tổ hợp từ đó.
ẾTKINĐƠ: Tôi biết. Nhưng không bao giờ nghĩ rằng tổ hợp từ đó sẽ được toà án tiến hành. Xét về kỹ thuật làm thơ của Brôđxki, chẳng có gì ngăn trở anh ta dừng làm bừa, anh ta có thể dịch hàng trăm câu nếu anh ta làm việc dễ dãi. Còn việc kiếm ít tiền không có nghĩa anh ta không yêu lao động.
CHÁNH ÁN: Vì sao anh ta không đứng trong một tập thể nào?
ẾTKINĐƠ: Anh ta thương lui tới trong các cuộc hội thảo dịch của chúng tôi...
CHÁNH ÁN: Thôi đi, các cuộc hội thảo...
ẾTKINĐƠ: Anh ta tham gia các cuộc hội thảo đó với suy nghĩ...
CHÁNH ÁN: Nhưng nếu chẳng có suy nghĩ gì (tiếng cười trong phòng) Tôi muốn hỏi vì sao anh ta không vào một hội nào?
ẾTKINĐƠ: Chúng tôi không có hội viên, vì vậy tôi thể nói "vào". Anh ta đến với chúng tôi, đọc các bản dịch của mình.
CHÁNH ÁN: (nói với Ếtkinđơ): Ông có hay mắc phải hiểu lầm, ngộ nhận trong công tác, trong cuộc sống riêng không?
ẾTKINĐƠ: (ngạc nhiên): Không. Hơn nữa hai hôm nay tôi không đến trường đại học. Có thể có cái gì xảy ra ở đó.
(Câu hỏi làm cử toạ và rõ ràng, cả người làm chứng, cảm thấy khó hiểu)
CHÁNH ÁN: Vì sao khi nói về kiến thức của Brôđxki, ông chỉ dựa vào văn học nước ngoài? Vì sao ông không nói về nền văn học chúng ta?
ẾTKINĐƠ: Tôi nói đến anh ta với tư cách anh ta là người phiên dịch và vì vậy phải quan tâm tri thức của anh ta trong lĩnh vực văn học Mỹ, Anh, Ba Lan. Những nền văn hoá đó là vĩ đại, đa dạng và sâu sắc.
XMIẾCNỐP (Nhân chứng buộc tội, phụ trách Nhà quốc phòng): Tôi không quen với Brôđxki, nhưng tôi muốn nói rằng nếu tất cả các công nhân chỉ vun vén các giá trị vật chất như Brôđxki, còn lâu chúng ta mới xây dựng được chủ nghĩa cộng sản. Lý trí, đó là vũ khí nguy hiêể đối với người sở hữu nó. Mọi người nói rằng anh ta thông mình và gần như một thiên tài, Nhưng chẳng ai nói anh ta là con người như thế nào. Lớn lên trong gia đình nhêìu trí thức, anh ta chỉ có trình độ văn hoá lớp bảy. Ngay những người có mặt ở đây có ai muốn con trai mình chỉ có trình độ lớp bẩy? ANh ta không gia nhập quân đội bởi vì là người duy nhất nuôi dưỡng gia đình. Nhưng con người nuôi dưỡng gia đình là như thế nào? Ở đây người ta nói anh ta là dịch giả tài năng, nhưng tại sao không ai nói rằng trong đầu anh ta rất nhiều cái rối rắm? Cả những dòng thơ chống Xô Viết
BRÔĐXKI: Điều đó là dối trá.
XMIẾCNỐP: Anh ta cần thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Tôi buộc phải nghi ngờ sự chứng nhận mà người ta đã cấp cho Brôđxki ở bệnh viên tâm thâầ. Ở đây những người khả kính bắt đầu lên tiếng khẩn thiết và đòi hỏi - Ôi, chúng ta hãy cứu lấy chàng trai trẻ! Anh ta cần được chạy chữa bằng lao động cưỡng bách, chỉ có lao động cưỡng bách thôi, không có một ai, một người bạn khả kính nào có thể giúp được anh ta. Cá nhân tôi không biết anh ta. Tôi không biêt những điều người ta viết trên báo chí về anh ta. Ngay cả những giấy chứng nhận. Tôi buộc phải nghi ngờ cả giấy chứng nhận y tế cho phép anh ta khỏi phục vụ trong quân đội. Tôi không phải thầy thuốc nhưng tôi buộc mình phải nghi ngờ.
BRÔĐXKI: Khi người ta cho tôi hoãn dịch như kẻ nuôi dưỡng duy nhất trong gia đình là lúc bố tôi ốm, ông nằm liệt sau cơn nhồi máu, chỉ còn tôi là người làm việc và kiếm tiền. Rồi sau đó tôi bị ốm. Ông làm sao biết tôi mà nói về tôi như vậy?
XMIẾCNỐP: Tôi biết từ quyển nhật ký của anh.
BRÔĐXKI: Căn cứ vào đâu?
CHÁNH ÁN: Tôi tước bỏ câu hỏi này!
XMIẾCNỐP: Tôi đã đọc thơ anh ta.
TRẠNG SƯ: Hoá ra câu chuyện lại là những bài thơ không thuộc về Brôđxki. Do đâu mà ông biết được những thứ ông đã đọc chắc chắn là thơ anh ta? Chắc là ông đã nói về những bài thơ chưa được in.
XMIẾCNỐP: Tôi biết hết thẩy.
CHÁNH ÁN: Người làm chứng Lôgunốp!
LÔGUNỐP (Phó giám đốc quản trị nhà bảo tàng Écmitagiơ): Tôi không quen Brôđxki. Lần đầu tiên tôi gặp anh ta ở đây, tại toà án. Anh ta đã sống vậy thì đây là điều không gì hơn dành cho anh ta. Tôi không ghen tỵ với các vị bố mẹ đã có đứa con tria như vậy. Tôi làm việc với các nàh văn, thường xuyên giao tiếp với họ. Tôi so sánh Brôđxki với Ôlếch Sếchtinxki. Ôlếch thì tham gia đội tuyên truyền cổ động, anh ấy tốt nghiệp trường tổng hợp Lêningơrát và trường tổng hợp Xôphia. Ôlếch cần làm việc ở hầm mỏ. Tôi muốn nêu lên phương án, rằng cần phải lao động, hiến dâng tất cả tri thức văn hoá, Và những bài thơ mà Brôđxki làm được, chỉ lúc đó phải chăng mới là thơ ca thực sự. Brôđxki cần phải bắt đầu cuộc đời mình theo lối mới.
TRẠNG SƯ: Dù sao cũng cần để các nhân chứng trình bày các sự kiện. Đằng này họ...
CHÁNH ÁN: Lát nữa bà có thể đưa ra những đánh giá về lời khai của nhân chứng. Nhân chứng Đênixốp!
ĐÊNIXỐP (thợ đặt đường ống): Tôi không quen biết Brôđxki. Tôi biết đến anh ta từ những bài viết trên báo. Tôi phát biểu với tư cách một công dân và đại biểu xã hội. sau khi đọc những phát biểu trên báo chí tôi phẫn nộ về các tác phẩm của Brôđxki. Tôi muốn biết về quyển sách của anh ta. Tôi đến thư viện - anh ta không có sách. Tôi đã hỏi những người quen họ có biết anh ta không. Không, họ không biết. Tôi là công nhân. Trong đời mình tôi chỉ thay đổi việc hai lần. Còn Brôđxki? Tôi không hài lòng về lời khai của Brôđxki rằng anh ta biết nhiều nghề. Không có một nghề nào lại có thể học trong một thời hạn ngắn như vậy. Mọi người nói rằng Brôđxki tự coi mình như một nhà thơ thế nào đó. Vì sao anh ta không phải hội viên hội nào cả? Phải chăng anh ta khong tán thành chủ nghĩa duy vật biện chứng? Chính Ăngghen cho rằng lao động tạo ra con người. Còn Brôđxki không thoả mãn công thức đó. Anh ta xem xét theo một cách khác. Có thể anh ta rất tài năng nhưng tại sao anh ta không đi theo con đường văn học của chúng ta? Vì sao anh ta không làm việc? Tôi có thể nêu ý kiến rằng, với tư cách một công nhân tôi không bằng lòng hoạt động lao động của anh ta.
CHÁNH ÁN: Nhân chứng Nicôlaiep!
NICÔLAIEP: (người về hưu): Tôi không quen biết Brôđxki. Tôi có thể nói tôi biết anh ta ba năm nay về chỗ anh ta gieo ảnh hưởng nguy hại đối với các người bạn cùng lứa tuổi của mình. Tôi là người cha. Bằng vào chính mình tôi tin rằng, thật là gay go đến đâu nếu mình có đứa con trai không chịu làm việc như vậy. Con trai tôi nhiều lần đọc thơ Brôđxki. Một trường ca 42 chương và những bài thơ lẻ. Tôi biết Brôđxki qua Umanxki. Y là kẻ chống Xô Viết rất bất trị. Nghe lời Brôđxki tôi hiểu ngay đứa con trai tôi. Nó cũng nói mình là thiên tài. Cũng như Brôđxki nó không muốn làm việc. Những kẻ tương tự như Brôđxki và Umanxki đều gây ảnh hưởng tai hại đến bạn bè của chúng. Tôi ngạc nhiên cho bố mẹ của Brôđxki. Rõ ràng họ đã phụ hoạ với anh ta. Họ hoà nhịp một bè với anh ta. Về hình thức thơ ca thì rõ là Brôđxki có thể làm được thơ. Nhưng những câu thơ đó chẳng đem lại cái gì hơn ngoài cái độc hại. Brôđxki chẳng qua là kẻ ăn bám. Anh ta là tên ăn bám chiến sỹ. Cần hành động một cách không thương xót những loại người như Brôđxki. (Vỗ tay)
HỘI THẨM CHIAGLƯI: Ông cho rằng con mình chịu ảnh hưởng của thơ Brôđxki?
NICÔLAIEP: Vâng
CHÁNH ÁN: Bị ảnh hưởng một cách tiêu cực phải không?
NICÔLAIEP: Phải
TRẠNG SƯ: Từ đâu mà ông biết đó là thơ của Brôđxki?
NICÔLAIEP: Ngay trên tậo giấy, trên đó có đề "Iôxíp Brôđxki".
TRẠNG SƯ: Con trai ông quen với Umanxki?
NICÔLAIEP: Vâng.
TRẠNG SƯ: Vì sao ông nghĩ rằng chính Brôđxki chứ không phải Umanxki đã gieo ảnh hưởng độc hại cho con trai ông?
NICÔLAIEP: Tôi cho rằng: Brôđxki với tên kia cùng một thời. Thơ Brôđxki là nhơ bẩn và chống Xô Viết.
BRÔĐXKI: Ông hãy đọc những bài thơ chống Xô Viết của tôi. Ông hãy kể ra dù một dòng trong đó.
CHÁNH ÁN: Tôi không cho phép trích dẫn.
BRÔĐXKI: Nhưng tôi muốn biết người ta đã đọc những bài nào. Có thể đó không phải của tôi.
NICÔLAIEP: Nếu tôi biết rằng tôi sẽ phát biểu ở toà, tôi sẽ chụp ảnh và mang đến
...
ẾTKINĐƠ (hội viên Hội nhà văn, giảng viên Học viện mang tên Ghecxen): Công tác xã hội học, văn học của tôi liên quan tới việc bồi dưỡng những người dịch trẻ, tôi thường phải đọc, nghe những bản dịch của những người hoạt động Văn học trẻ. Cách đây một năm tôi được làm quen với công việc Brôđxki. Đó là những bản dịch về nhà thơ Ba Lan nổi tiếng Gantrinxki, những bài thơ mà ở nước ta còn ít được biết đến và gần như chưa ai dịch. Tôi cảm thấy một cách mãnh liệt tính rực rỡ của hình tượng thi ca, tính âm nhạc, niềm đam mê và sức mạnh thi ca. Điều làm tôi sửng sốt là Brôđxki tự mình nghiên cứu tiếng Ba Lan không nhờ bất cứ sự giúp đỡ nào. ANh ấy đọc thơ Gantrinxki bằng tếing Ba Lan với niềm say mê như thế nào thì anh đọc những bản dịch tiếng Nga của mình cũng say mê như vậy. Tôi hiểu tôi đang làm việc với con người có thiên tứ rất quý và - điều cũng không kém quan trọng - năng lực làm việc và sự siêng năng. Tôi có dịp may đọc những bản dịch chậm hơn đã củng cố cho tôi những suy nghĩ đó: Chẳng hạn những bản dịch từ nhà thơ Cuba Phécnăngđét đã được in trong sách "Rạng Đông ở Cuba" và từ các nhà thơ Nam Tư hiện đại được in trong tuyển tập của Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tôi đã nói chuyện nhiều với Brôđxki và kinh ngạc về trí thức của anh trong lĩnh vực văn học Mỹ, Anh và Ba Lan.
Dịch thơ - đó là công việc khó khăn nhất, đòi hỏi nhiệt tình, tri thức, tài năng. Trên con đường đó vô số điều không may có thể có thể đón đợi người làm văn học, còn thu nhập vật chất đó là chuyện xa xôi. Có thể một số năm dịch thơ mà không kiếm được một rúp nào. Thứ lao động đó đòi hỏi sự hy sinh của tình yêu với thi ca và với lao động của mình. Viện nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá của dân tộc khác - tất cả cái đó không thể được ngay một lúc. Tất cả những gì mà tôi biết về công việc Brôđxki đã làm tôi tin rằng trước mặt anh ta, trong tư cách nhà thơ - dịch giả, là cả một tương lai to lớn. Điều đó không chỉ là ý kiến của tôi. Văn phòng tiểu ban dịch thuật được tin nhà xuất bản huỷ bỏ hợp đồng đã ký với Brôđxki đã thông qua nghị quyết với sự nhất trí của tất cả mọi người yêu cầu giám đốc nhà xuất bản thu nạp Brôđxki vào công việc, lặp lại hợp đồng với anh ta.
Tôi biết đích xác rằng Macxắc, Trucôpxki, những uy tín lớn nhất trong lĩnh vực dịch thơ cũng xác nhận những ý kiến như vậy, đó là...
CHÁNH ÁN: Anh chỉ nên nói về mình.
ẾTKINĐƠ: Brôđxki cần được tạo điều kiện làm việc như một nhà thơ dịch giả. Sống xa thành phố lớn, nơi không hề có quyển sách cần thiết, không có môi trường văn học, điều đó rất khó khăn dường như khong thể làm việc được. Tôi nhắc lại, với lòng tin sâu sắc của mình rằng trên con đường đó một tương lai lớn lao đang đợi anh ấy. Cần phải nói rằng tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy thông báo "Phiên toà xử tên ăn bám Brôđxki".
CHÁNH ÁN: Chính ông đã biết đến tổ hợp từ đó.
ẾTKINĐƠ: Tôi biết. Nhưng không bao giờ nghĩ rằng tổ hợp từ đó sẽ được toà án tiến hành. Xét về kỹ thuật làm thơ của Brôđxki, chẳng có gì ngăn trở anh ta dừng làm bừa, anh ta có thể dịch hàng trăm câu nếu anh ta làm việc dễ dãi. Còn việc kiếm ít tiền không có nghĩa anh ta không yêu lao động.
CHÁNH ÁN: Vì sao anh ta không đứng trong một tập thể nào?
ẾTKINĐƠ: Anh ta thương lui tới trong các cuộc hội thảo dịch của chúng tôi...
CHÁNH ÁN: Thôi đi, các cuộc hội thảo...
ẾTKINĐƠ: Anh ta tham gia các cuộc hội thảo đó với suy nghĩ...
CHÁNH ÁN: Nhưng nếu chẳng có suy nghĩ gì (tiếng cười trong phòng) Tôi muốn hỏi vì sao anh ta không vào một hội nào?
ẾTKINĐƠ: Chúng tôi không có hội viên, vì vậy tôi thể nói "vào". Anh ta đến với chúng tôi, đọc các bản dịch của mình.
CHÁNH ÁN: (nói với Ếtkinđơ): Ông có hay mắc phải hiểu lầm, ngộ nhận trong công tác, trong cuộc sống riêng không?
ẾTKINĐƠ: (ngạc nhiên): Không. Hơn nữa hai hôm nay tôi không đến trường đại học. Có thể có cái gì xảy ra ở đó.
(Câu hỏi làm cử toạ và rõ ràng, cả người làm chứng, cảm thấy khó hiểu)
CHÁNH ÁN: Vì sao khi nói về kiến thức của Brôđxki, ông chỉ dựa vào văn học nước ngoài? Vì sao ông không nói về nền văn học chúng ta?
ẾTKINĐƠ: Tôi nói đến anh ta với tư cách anh ta là người phiên dịch và vì vậy phải quan tâm tri thức của anh ta trong lĩnh vực văn học Mỹ, Anh, Ba Lan. Những nền văn hoá đó là vĩ đại, đa dạng và sâu sắc.
XMIẾCNỐP (Nhân chứng buộc tội, phụ trách Nhà quốc phòng): Tôi không quen với Brôđxki, nhưng tôi muốn nói rằng nếu tất cả các công nhân chỉ vun vén các giá trị vật chất như Brôđxki, còn lâu chúng ta mới xây dựng được chủ nghĩa cộng sản. Lý trí, đó là vũ khí nguy hiêể đối với người sở hữu nó. Mọi người nói rằng anh ta thông mình và gần như một thiên tài, Nhưng chẳng ai nói anh ta là con người như thế nào. Lớn lên trong gia đình nhêìu trí thức, anh ta chỉ có trình độ văn hoá lớp bảy. Ngay những người có mặt ở đây có ai muốn con trai mình chỉ có trình độ lớp bẩy? ANh ta không gia nhập quân đội bởi vì là người duy nhất nuôi dưỡng gia đình. Nhưng con người nuôi dưỡng gia đình là như thế nào? Ở đây người ta nói anh ta là dịch giả tài năng, nhưng tại sao không ai nói rằng trong đầu anh ta rất nhiều cái rối rắm? Cả những dòng thơ chống Xô Viết
BRÔĐXKI: Điều đó là dối trá.
XMIẾCNỐP: Anh ta cần thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Tôi buộc phải nghi ngờ sự chứng nhận mà người ta đã cấp cho Brôđxki ở bệnh viên tâm thâầ. Ở đây những người khả kính bắt đầu lên tiếng khẩn thiết và đòi hỏi - Ôi, chúng ta hãy cứu lấy chàng trai trẻ! Anh ta cần được chạy chữa bằng lao động cưỡng bách, chỉ có lao động cưỡng bách thôi, không có một ai, một người bạn khả kính nào có thể giúp được anh ta. Cá nhân tôi không biết anh ta. Tôi không biêt những điều người ta viết trên báo chí về anh ta. Ngay cả những giấy chứng nhận. Tôi buộc phải nghi ngờ cả giấy chứng nhận y tế cho phép anh ta khỏi phục vụ trong quân đội. Tôi không phải thầy thuốc nhưng tôi buộc mình phải nghi ngờ.
BRÔĐXKI: Khi người ta cho tôi hoãn dịch như kẻ nuôi dưỡng duy nhất trong gia đình là lúc bố tôi ốm, ông nằm liệt sau cơn nhồi máu, chỉ còn tôi là người làm việc và kiếm tiền. Rồi sau đó tôi bị ốm. Ông làm sao biết tôi mà nói về tôi như vậy?
XMIẾCNỐP: Tôi biết từ quyển nhật ký của anh.
BRÔĐXKI: Căn cứ vào đâu?
CHÁNH ÁN: Tôi tước bỏ câu hỏi này!
XMIẾCNỐP: Tôi đã đọc thơ anh ta.
TRẠNG SƯ: Hoá ra câu chuyện lại là những bài thơ không thuộc về Brôđxki. Do đâu mà ông biết được những thứ ông đã đọc chắc chắn là thơ anh ta? Chắc là ông đã nói về những bài thơ chưa được in.
XMIẾCNỐP: Tôi biết hết thẩy.
CHÁNH ÁN: Người làm chứng Lôgunốp!
LÔGUNỐP (Phó giám đốc quản trị nhà bảo tàng Écmitagiơ): Tôi không quen Brôđxki. Lần đầu tiên tôi gặp anh ta ở đây, tại toà án. Anh ta đã sống vậy thì đây là điều không gì hơn dành cho anh ta. Tôi không ghen tỵ với các vị bố mẹ đã có đứa con tria như vậy. Tôi làm việc với các nàh văn, thường xuyên giao tiếp với họ. Tôi so sánh Brôđxki với Ôlếch Sếchtinxki. Ôlếch thì tham gia đội tuyên truyền cổ động, anh ấy tốt nghiệp trường tổng hợp Lêningơrát và trường tổng hợp Xôphia. Ôlếch cần làm việc ở hầm mỏ. Tôi muốn nêu lên phương án, rằng cần phải lao động, hiến dâng tất cả tri thức văn hoá, Và những bài thơ mà Brôđxki làm được, chỉ lúc đó phải chăng mới là thơ ca thực sự. Brôđxki cần phải bắt đầu cuộc đời mình theo lối mới.
TRẠNG SƯ: Dù sao cũng cần để các nhân chứng trình bày các sự kiện. Đằng này họ...
CHÁNH ÁN: Lát nữa bà có thể đưa ra những đánh giá về lời khai của nhân chứng. Nhân chứng Đênixốp!
ĐÊNIXỐP (thợ đặt đường ống): Tôi không quen biết Brôđxki. Tôi biết đến anh ta từ những bài viết trên báo. Tôi phát biểu với tư cách một công dân và đại biểu xã hội. sau khi đọc những phát biểu trên báo chí tôi phẫn nộ về các tác phẩm của Brôđxki. Tôi muốn biết về quyển sách của anh ta. Tôi đến thư viện - anh ta không có sách. Tôi đã hỏi những người quen họ có biết anh ta không. Không, họ không biết. Tôi là công nhân. Trong đời mình tôi chỉ thay đổi việc hai lần. Còn Brôđxki? Tôi không hài lòng về lời khai của Brôđxki rằng anh ta biết nhiều nghề. Không có một nghề nào lại có thể học trong một thời hạn ngắn như vậy. Mọi người nói rằng Brôđxki tự coi mình như một nhà thơ thế nào đó. Vì sao anh ta không phải hội viên hội nào cả? Phải chăng anh ta khong tán thành chủ nghĩa duy vật biện chứng? Chính Ăngghen cho rằng lao động tạo ra con người. Còn Brôđxki không thoả mãn công thức đó. Anh ta xem xét theo một cách khác. Có thể anh ta rất tài năng nhưng tại sao anh ta không đi theo con đường văn học của chúng ta? Vì sao anh ta không làm việc? Tôi có thể nêu ý kiến rằng, với tư cách một công nhân tôi không bằng lòng hoạt động lao động của anh ta.
CHÁNH ÁN: Nhân chứng Nicôlaiep!
NICÔLAIEP: (người về hưu): Tôi không quen biết Brôđxki. Tôi có thể nói tôi biết anh ta ba năm nay về chỗ anh ta gieo ảnh hưởng nguy hại đối với các người bạn cùng lứa tuổi của mình. Tôi là người cha. Bằng vào chính mình tôi tin rằng, thật là gay go đến đâu nếu mình có đứa con trai không chịu làm việc như vậy. Con trai tôi nhiều lần đọc thơ Brôđxki. Một trường ca 42 chương và những bài thơ lẻ. Tôi biết Brôđxki qua Umanxki. Y là kẻ chống Xô Viết rất bất trị. Nghe lời Brôđxki tôi hiểu ngay đứa con trai tôi. Nó cũng nói mình là thiên tài. Cũng như Brôđxki nó không muốn làm việc. Những kẻ tương tự như Brôđxki và Umanxki đều gây ảnh hưởng tai hại đến bạn bè của chúng. Tôi ngạc nhiên cho bố mẹ của Brôđxki. Rõ ràng họ đã phụ hoạ với anh ta. Họ hoà nhịp một bè với anh ta. Về hình thức thơ ca thì rõ là Brôđxki có thể làm được thơ. Nhưng những câu thơ đó chẳng đem lại cái gì hơn ngoài cái độc hại. Brôđxki chẳng qua là kẻ ăn bám. Anh ta là tên ăn bám chiến sỹ. Cần hành động một cách không thương xót những loại người như Brôđxki. (Vỗ tay)
HỘI THẨM CHIAGLƯI: Ông cho rằng con mình chịu ảnh hưởng của thơ Brôđxki?
NICÔLAIEP: Vâng
CHÁNH ÁN: Bị ảnh hưởng một cách tiêu cực phải không?
NICÔLAIEP: Phải
TRẠNG SƯ: Từ đâu mà ông biết đó là thơ của Brôđxki?
NICÔLAIEP: Ngay trên tậo giấy, trên đó có đề "Iôxíp Brôđxki".
TRẠNG SƯ: Con trai ông quen với Umanxki?
NICÔLAIEP: Vâng.
TRẠNG SƯ: Vì sao ông nghĩ rằng chính Brôđxki chứ không phải Umanxki đã gieo ảnh hưởng độc hại cho con trai ông?
NICÔLAIEP: Tôi cho rằng: Brôđxki với tên kia cùng một thời. Thơ Brôđxki là nhơ bẩn và chống Xô Viết.
BRÔĐXKI: Ông hãy đọc những bài thơ chống Xô Viết của tôi. Ông hãy kể ra dù một dòng trong đó.
CHÁNH ÁN: Tôi không cho phép trích dẫn.
BRÔĐXKI: Nhưng tôi muốn biết người ta đã đọc những bài nào. Có thể đó không phải của tôi.
NICÔLAIEP: Nếu tôi biết rằng tôi sẽ phát biểu ở toà, tôi sẽ chụp ảnh và mang đến
...
(N.K.Đ dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét